Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Dịch vụ thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi

THÍ NGHIỆM SIÊU ÂM CỌC KHOAN NHỒI

I. Tổng quan về phương pháp siêu âm cọc khoan nhồi và các cấu kiện bê tông.

1. Sự cần thiết phải siêu âm.

- Khác với cọc bê tông đúc sẵn đã được kiểm soát trước về tính đồng nhất và chất lượng cọc trước khi đưa vào thi công, Cọc khoan nhồi, cọc Barrette, tường vây là loại cấu kiện chỉ kiểm tra đánh giá được chất lượng sau khi thi công. Một trong các phương pháp quan trọng để đánh giá chất lượng các cấu kiện bê tông lúc này là siêu âm.

- Siêu âm là một trong các thí nghiệm bắt buộc theo quy chuẩn hiện hành để đánh giá chất lượng cọc, là một trong những căn cứ để cấp chứng nhân đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

2. Nguyên lý của phương pháp siêu âm cọc.

Phương pháp siêu âm được xác định dựa trên nguyên lý cho xung siêu âm truyền trong môi trường bê tông thân cọc từ một đầu phát rồi đo vận tốc truyền sóng, và năng lượng thu được tải điểm đầu thu, nếu bê tông đồng nhất, vận tốc sóng tương đối ổn định, năng lượng không suy giảm. Nếu bô tông không đồng nhất, vận tốc sóng sẽ biến đổi theo chiều giảm, năng lượng suy giảm khi đi qua các vùng bê tông không đồng nhất hoặc có khe nứt.

3. Ưu điểm của phương pháp siêu âm.

- Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm là thực hiện phương pháp kiểm tra không phá huỷ cho phép xác định tính đồng nhất và khuyết tật của bê tông trong phạm vi từ điểm phát điểm thu.

- Máy móc thiết bị thực hiện nhỏ gọn và hiện đại.

- Thời gian thực hiện nhanh.



Quý khách tham khảo dịch vụ làm gia công chữ inox chất lượng và báo giá gia công chữ inox cạnh tranh

4. Những quy định chung trong công tác siêu âm

- Khối lượng thí nghiệm:

+ Số lượng cọc đặt ống siêu âm: Không ít hơn 50% tổng số cọc

+ Số lượng cọc siêu âm: không ít hơn 50% số lượng cọc có đặt ống siêu âm ( không ít hơn 25% tổng số lượng cọc).

- Thời gian thực hiện: Thời gian bắt đầu tiến hành thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi trên một cọc khoan nhồi hoặc một cấu kiện móng chỉ có thể thực hiện được tối thiểu sau 7 ngày tính từ khi kết thúc đổ bê tông ở cọc hoặc cấu kiện móng đó.

- Người thực hiện thí nghiệm phải được đào tạo về phương pháp thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ xác nhận.

- Thiết bị thí nghiệm phải được kiểm tra và hiệu chuẩn định kỳ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Tham khảo tủ bếp gỗ tại Hà Nội bền đẹp

II. Năng lực của VIETBUILD

VIETBUILD đã thực hiện nhiều dự án trên phạm vi toàn quốc, được chủ đầu tư và các đơn vị bạn đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả công việc.

Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên giầu kinh nghiệm, hệ thống mấy móc thiết bị hiện đại do Mỹ sản xuất, chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi của quý khách hàng trên phạm vi toàn quốc.

Ngoài ra VIETBUILD còn là nhà thầu chuyên nghiệp trong các lĩnh vực Nén tĩnh thử tải cọc, khoan khảo sát, khoan kiểm tra đáy cọc, quan trắc chuyển vị tường vây, quan trắc lún.

Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần tư vấn xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 04.62532318

Hotline: 0916525007 / 0968930535

Web: xaydungvietbuild.vn - Email: Vietbuild.vn82@gmail.com

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Khoan khảo sát địa chất công trình hồ chứa

Vấn đề ngập và bán ngập: việc xây dựng hồ chứa nước dẫn đến làm ngập, bán ngập diện tích lớn, trong đó có các khu dân cư các cơ sở kinh tế, các công trình giao thông, văn hóa …. Khi điều tra khảo sát địa chất công trình vùng hồ cần phải làm sáng tỏ các khu vực có thể xảy ra hiện tượng ngập và bán ngập để đề ra giải pháp phòng chống thích hợp.khảo sát địa chát hồ chứa.

Một số vấn đề khoan khảo sát địa chất công trình thường phát sinh khi xây dựng các hồ chứa nước:

Vấn đề ngập và bán ngập: việc xây dựng hồ chứa nước dẫn đến làm ngập, bán ngập diện tích lớn, trong đó có các khu dân cư các cơ sở kinh tế, các công trình giao thông, văn hóa …. Khi điều tra khảo sát địa chất công trình vùng hồ cần phải làm sáng tỏ các khu vực có thể xảy ra hiện tượng ngập và bán ngập để đề ra giải pháp phòng chống thích hợp.khảo sát địa chát hồ chứa
Vấn đề thấm mất nước: khi mực nước hồ dâng cao, tùy theo quan hệ của mực nước hồ với mực nước dưới đất mà hồ có thể cung cấp cho nước dưới đất, có trường hợp nước hồ sẽ thấm qua thung lũng sông bên cạnh gây nên sự mất nước trầm trọng. Trong quá trình khảo sát địa chất cần làm sáng tỏ quan hệ thủy lực của nước hồ ở các thời kỳ khác nhau với nước dưới đất, cũng như cần làm sáng tỏ các con đường thấm mất nước như cacxtơ, đứt gãy.
Vấn đề tái tạo bờ hồ: dưới tác dụng của sóng do gió, bờ hồ bị phá hủy để tạo nên trắc diện cân bằng mới, gây nên hiện tượng tái tạo bờ hồ. Hiện tượng tái tạo bờ hồ gây bồi lắng lòng hồ, phá hủy các công trình xây dựng, các khu dân cư trong khu vực bờ hồ.

Xem thêm dịch vụ làm biển công ty uy tín và làm chữ inox giá rẻ làm biển inox bảo hành dài hạn.

Vấn đề trượt, đá đổ, đá lở: các quá trình và hiện tượng trượt, đá đổ, đá lở có thể xảy ra ở bờ hồ hay các sườn dốc tự nhiên của các đảo. Sự mất ổn định của các sườn dốc hay bờ dốc xảy ra trong khu vực hồ chứa, đặc biệt ở gần đập sẽ gây nên sự bồi lắng lòng hồ, đặc biệt có thể làm phá hủy đập, gây nên những tai họa. Việc điều tra nghiên cứu đcct để đánh giá ổn định các sườn dốc hay bờ dốc trong khu vực hồ chứa cần làm sáng tỏ các đặc điểm địa hình, cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn và các đặc tính cơ lý của đất đá.khảo sát địa chất hồ chứa 1
Khảo sát địa chất hồ chứa:
Công tác đo vẽ địa chất công trình tỷ lệ lớn chủ yếu thực hiện trên các khoảnh có khả năng xảy ra các vấn đề bất lợi như bán ngập, thấm mất nước, trượt lở, tái tạo bờ hồ …
Các công tác thăm dò địa vật lý, khoan đào thăm dò được bố trí theo một số tuyến trên các khoảnh nghiên cứu để đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất, mức độ nứt nẻ của đất đá và nghiên cứu đứt gãy.
Công tác lấy mẫu và thí nghiệm trong phòng xác định tính chất thấm ở các khu vực bán ngập và thấm mất nước. Các khu vực có khả năng tái tạo bờ hồ cần lẫy mẫu và thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ lý của đất đá.
Thí nghiệm đổ nước trong hố đào và hố khoan được nghiên cứu trong lớp phủ, các thí nghiệm ngoài trường nghiên cứu sức kháng cắt của đất đá được thực hiện tại các vị trí sườn dốc, bờ dốc, bờ hồ có khả năng xảy ra trượt lở và tái tạo… Để có tài liệu cần thiết, có thể tổ chức quan trắc thủy văn, nước dưới đất, trượt trên các sườn dốc, mái dốc
Báo cáo khảo sát địa chất công trình hồ chứa cần làm rõ điều kiện đcct vùng hồ và khả năng phát sinh các vấn đề đcct bất lợi, khoanh các khu vực đó và đưa ra các kiến nghị về giải pháp công trình.

Xem thêm dịch vụ thiết kế nhà dân dụng

Khoan Khảo sát địa chất công trình xây dựng cầu

Khi thiết kế xây dựng cầu thường phát sinh một số vấn đề địa chất công trình sau:
Vấn đề xâm thực của dòng sông ở nền trụ và mố cầu: Việc xây dựng cầu đã làm diện tích dòng chảy tại vị trí xây dựng bị thu hẹp, làm cho tốc độ dòng chảy tăng lên, gây nên hiện tượng xâm thực ở nền trụ và mố cầu. Khi thiết kế độ sâu chân móng trụ và mố cầu, cần xác định được đại lượng xâm thực sâu thêm này để bố trí hợp lý chiều sâu đặt móng đảm bảo an toàn.

Vấn đề ổn định: Khi xây dựng cầu thường xảy ra vấn đề ổn định của trụ và mố cầu và vấn đề ổn định của nền đường dẫn vào cầu. Vấn đề ổn định của nền đường dẫn vào cầu được đánh giá như nền đường đắp xây dựng trên đất yếu. Vấn đề ổn định của trụ và mố cầu bao gồm ổn định lún và ổn định trượt do tác động của dòng chảy vào trụ và mố cầu. Riêng đối với mố cầu làm việc như tường chắn, nên vấn đề ổn định trượt mố cầu do áp lực chủ động của đường đắp phía sau mố gây nên cũng cần được chú ý

Tài liệu khảo sát địa chất là cơ sở để luận chứng cho bản thiết kế kỹ thuật xây dựng cầu như:
Cho phép chọn loại và kết cấu cầu, số lượng trụ và nhịp, xác định loại và kết cấu móng, lớp đặt móng, chiều sâu đặt móng, đánh giá điều kiện ổn định của cầu, xác định điều kiện thi công, chọn giải pháp công nghệ thi công hợp lý, chọn các biện pháp công trình và giải quyết tất cả các vấn đề liên quan, kể cả việc tính giá thành xây dựng.


Nội dung nghiên cứu phải đánh gía về điều kiện địa chất công trình của phương án tuyến cầu được chọn, xác nhận sự đúng đắn của các kết luận về việc lựa chọn vị trí tuyến cầu. Ngoài ra, phải chính xác hóa đặc điểm đcct của từng vị trí mố và trụ cầu, tại vị trí xây dựng các công trình điều tiết dòng chảy, các công trình bảo vệ bờ … Khi khảo sát địa chất xây dựng cầu cần dự báo và đánh giá quy mô phát triển của các quá trình và hiện tượng địa chất ảnh hưởng đến sự ổn định và làm việc bình thường của cầu.

Đường dẫn: Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu của khu vực đường dẫn vào cầu phụ thuộc vào trường hợp cụ thể. Nếu đường dẫn là đường đào hay đắp thì nội dung nghiên cứu giống như khảo sát để thiết kế đường. Trường hợp đường dẫn là cầu cạn thì việc nghiên cứu thực hiện như đối với cầu, chủ yếu tập trung nghiên cứu điều kiện đcct các trụ và mố

Công tác đo vẽ đcct rất ít khi tiến hành. Vì diện tích đo vẽ rất hẹp nên công tác đo vẽ chủ yếu kết hợp với công tác thăm dò và các công tác khảo sát đcct khác.

Công tác khoan có vai trò quan trọng hàng đầu trong khảo sát đcct. Các hố khoan địa chất thăm dò được bố trí trực tiếp vào vị trí các trụ và mố cầu để xác định chính xác đặc điểm địa tầng và khả năng xây dựng của các lớp đất đá. Trường hợp điều kiện đcct đặc biệt phức tạp có thể tăng số lượng công trình thăm dò. Các công trình thăm dò có thể được bố trí dạng hoa thị trên trụ và mố cầu.

Chiều sâu công trình thăm dò được xác định dựa vào tải trọng cầu tác dụng lên trụ và mố, dựa vào giải pháp móng, điều kiện cấu tạo địa chất và đặc biệt là chiều sâu phát triển cacxtơ.

Công tác lấy mẫu thí nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng khảo sát đcct. Các mẫu đất đá lưu được xếp đủ vào hộp mẫu lưu và xác định giá trị RQD là chỉ tiêu đánh giá chất lượng đá làm nền công trình.

Công tác thí nghiệm ngoài trời chủ yếu là xuyên tiêu chuẩn (SPT) thực hiện trong quá trình thăm dò. Để đánh giá khả năng biến dạng của đất đá có thể thí nghiệm nén hông trong hố khoan.

Kết quả chỉnh lý tài liệu khảo sát phải lập được các mặt cắt đcct tuyến cầu nghiên cứu, làm sáng tỏ và chính xác địa tầng của các trụ và mố cầu, xác định các giá trị tiêu chuẩn và giá trị tính toán của các đặc trưng cơ lí, bảo đảm các tài liệu cần thiết để thiết kế móng trụ và mố cầu.

Báo cáo khảo sát địa chất xây dựng cầu cần đánh giá được điều kiện ổn định của các móng và trụ cầu, kiến nghị giải pháp móng hợp lý, xác định lớp đặt móng, chiều sâu đặt móng. Kiến nghị giải pháp công trình và công nghệ thi công móng phù hợp với điều kiện đcct.

Đối với nền đường dẫn cần có đánh giá riêng và cung cấp các tài liệu về địa chất công trình để thiết kế tuyến đường.

Xem thêm khảo sát địa chất giao thông và dịch vụ làm biển chữ nổi uy tín bảo hành dài hạn

Khảo sát địa chất công trình đường giao thông

Nét đặc trưng của các công trình đường giao thông là có dạng tuyến, kéo dài qua nhiều vùng có đặc điểm địa hình, địa chất khác nhau. Trên các tuyến đường thường xây dựng nhiều công trình như cầu, cống, các công trình bảo đảm an toàn cho tuyến đường như hệ thống thoát nước, công trình chống trượt, đá đổ, đá lăn … Đặc biệt, trên các tuyến đường sắt xây dựng các hệ thống nhà ga cũng như các công trình phụ trợ khác bảo đảm cho sự hoạt động của hệ thống đường.

Tuyến đường giao thông có thể áp dụng nhiều dạng thiết kế khác nhau như: đường đặt trên nền địa hình tự nhiên, đường đặt trên nền đắp nền đào, nền nửa đào, nửa đắp.

Tuyến đường có thể đi qua nhiều vùng phát triển các quá trình và hiện tượng địa chất như cacxtơ, trượt lở, đá đổ, lầy, có đất nền yếu không thích hợp cho việc xây dựng công trình.

Các vấn đề địa chất công trình đường giao thông: vấn đề ổn định của nền đất yếu, vấn đề ổn định của các bờ đường đắp, đường đào, vấn đề thoát nước mặt, vấn đề xói lở và đặc biệt là vấn đề trượt, đá đổ, đá lở ….

Nội dung thực hiện khoan địa chất

Để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát địa chất công trình cần thực hiện các công tác khảo sát sau:

– Công tác đo vẽ lộ trình thực hiện trên dải tuyến

– Công tác địa vật lý khi cần làm sáng tỏ một số đặc điểm cấu trúc địa chất, cacxtơ tại một số khu vực xây dựng cầu, hầm…

– Công trình thăm dò là công tác chính có tính quyết định kết quả khảo sát địa chất công trình. Các công trình thăm dò được bố trí theo tim tuyến và các mặt cắt ngang đặc trưng cho từng khu đoạn tuyến đường, vị trí cầu vượt, hệ thống thoát nước … Các mặt cắt ngang phải cho phép thiết kế các mặt cắt nền đường đặc trưng cho từng khu đoạn tuyến.

Tìm hiểu về làm bàn thao tác công nghiệp uy tín

– Công tác lấy mẫu và thí nghiệm trong phòng có vị trí đặc biệt quan trọng, vì nó quyết định rất nhiều chất lượng của tài liệu sử dụng để thiết kế công trình. Các mẫu thí nghiệm đất nguyên trạng và không nguyên trạng được lấy theo từng khu đoạn tuyến, ứng với từng mặt cắt thiết kế đặc trưng, hoặc lấy theo từng khu vực thiết kế nền đường đặc biệt hay xây dựng cầu cống …

– Thí nghiệm ngoài trời: các công tác xuyên thường được bố trí tại các khu vực nền đường phát triển các loại đất đá trầm tích mềm yếu. Thí nghiệm nén hông được bố trí tại các vị trí xây dựng cầu cống. Thí nghiệm cắt mẫu lớn, nén sập, đẩy ngang cột đất có thể sử dụng để nghiên cứu khả năng chống cắt của đất đá trên các sườn dốc hay bờ dốc.

– Quan trắc địa chất công trình để có số liệu cần thiết phục vụ thiết kế kỹ thuật như: quan trắc sự ổn định của sườn dốc, bờ dốc, quan trắc thủy văn và địa chất thủy văn…

– Báo cáo khoan khảo sát địa chất đường giao thông có thể khác nhau tùy trường hợp cụ thể.

+ Đối với các công trình quy mô lớn, cần thành lập bản đồ đcct trên toàn tuyến và tại các khu vực có điều kiện địa chất công trình phức tạp hay vị trí xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ của tuyến đường.

+ Lập các mặt cắt địa chất công trình dọc theo tim tuyến và các mặt cắt ngang, đưa ra các mặt cắt ngang đặc trưng nhất cho từng khu đoạn tuyến để có cơ sở thiết kế các mặt cắt nền đường đặc trưng cho khu đoạn tuyến,

+ Lập bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng cho từng khu vực hay đoạn tuyến nghiên cứu. Đưa ra các giá trị tiêu chuẩn và giá trị tính toán của các đặc trưng cơ lý để tính toán thiết kế theo các mặt cắt nền đường đặc trưng …

+ Báo cáo thuyết minh khảo sát địa chất công trình ngoài việc mô tả theo lý trình (km), cần mô tả riêng cho từng khu vực thiết kế nền đường đặc biệt, khu vực xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ hay khu vực phải áp dụng các giải pháp công trình

Khoan khảo sát địa chất dân dụng va công nghiệp

Vấn đề về khả năng chịu tải của đất nền: Khi công trình xây dựng trên các vùng trầm tích có khả năng chịu tải thấp, đất nền sẽ không đáp ứng được điều kiện làm việc bình thường của công trình. Việc đánh giá khả năng chịu tải của đất nền gắn liền với quy mô kết cấu công trình. Kết quả đánh giá khả năng chịu tải của các lớp đất là cơ sở lựa chọn giải pháp kết cấu móng và lớp đặt móng cho công trình.

Khi thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp thường nảy sinh một số vấn đề địa chất công trình sau:

Vấn đề về khả năng chịu tải của đất nền: Khi công trình xây dựng trên các vùng trầm tích có khả năng chịu tải thấp, đất nền sẽ không đáp ứng được điều kiện làm việc bình thường của công trình. Việc đánh giá khả năng chịu tải của đất nền gắn liền với quy mô kết cấu công trình. Kết quả đánh giá khả năng chịu tải của các lớp đất là cơ sở lựa chọn giải pháp kết cấu móng và lớp đặt móng cho công trình.

Vấn đề về biến dạng của đất nền: Công trình xây dựng trên đất nền, đặc biệt là đất nền có khả năng chịu tải thấp, thường phát sinh vấn đề biến dạng lún. Biến dạng lún của công trình, nếu vượt quá giới hạn cho phép sẽ làm biến dạng và hư hỏng công trình. Việc đánh giá khả năng biến dạng lún, đặc biệt là lún không đều, có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm giải pháp kết cấu tốt nhất, bảo đảm sự ổn định lâu dài và làm việc bình thường của công trình.

Các vấn đề liên quan đến điều kiện thi công và sử dụng nền: Các vấn đề này thường gặp trong giai đoạn thi công xây dựng công trình như nước chảy vào hố móng, cản trở quá trình thi công, vấn đề ổn định vách hố móng và ổn định đáy hố móng do tác dụng của nước khi mực áp lực phân bố cao hơn đáy hố móng …

Kết quả khảo sát địa chất dự báo đúng đắn được các vấn đề đcct có thể phát sinh sẽ là cơ sở quan trọng để lựa chọn giải pháp thiết kế cũng như các biện pháp công trình hợp lý.
Vị trí khảo sát: Các công trình thăm dò được bố trí ngay trên chu vi xây dựng và tại các vị trí quan trọng của công trình. Tùy thuộc mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình mà các công trình thăm dò có thể bố trí theo mạng lưới khác nhau.


Số lượng, vị trí hố khoan khảo sát địa chất : Trường hợp vị trí xây dựng các hạng mục công trình chưa được xác định trên diện tích xây dựng và khi điều kiện địa chất công trình không phức tạp thì có thể bố trí các công trình thăm dò theo mạng lưới và khoảng cách giữa các công trình thăm dò cần được cân nhắc đến vị trí xây dựng công trình tương lai. Trong khu vực xây dựng có bố trí nhiều hạng mục khác nhau, các điểm thăm dò được bố trí tập trung vào diện tích xây dựng của các hạng mục công trình, nhưng cần tạo thành những tuyến nghiên cứu trên toàn bộ diện tích xây dựng. Khoảng cách giữa các công trình thăm dò phụ thuộc mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình, độ nhạy của công trình với lún không đều và cấp công trình.

Chiều sâu các công trình khảo sát địa chất: được xác định dựa vào chiều sâu đới tác động giữa công trình và môi trường địa chất, trước hết là dựa vào chiều sâu đới chịu nén.

Công tác thí nghiệm ngoài trời: các phương pháp xuyên thường được bố trí xen kẽ công tác khoan khảo sát để phân chia chi tiết địa tầng và cung cấp một số đặc trưng cơ lí của đất nền như khả năng chịu tải, mô đun biến dạng, và xác định độ chặt của các lớp đất rời. Những nội dung này khó có thể giải quyết bằng thí nghiệm trong phòng, do không lấy được mẫu nguyên trạng. Đối với công trình thiết kế cọc ma sát thì tốt nhất là bố trí công tác xuyên. Tài liệu xuyên sử dụng tính toán sức chịu tải của cọc khá hiệu quả. Đặc biệt, căn cứ kết quả xuyên cho phép chọn được lớp và chiều sâu đặt mũi cọc rất tốt. Ngoài ra, tài liệu xuyên sẽ cho phép đánh giá được khả năng thi công cọc rất sát với điều kiện thực tế.

Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo khoan địa chất dân dụng, công nghiệp phục vụ thiết kế kỹ thuật:

Các mặt cắt địa chất công trình theo các tuyến nghiên cứu có tỷ lệ thích hợp;
Bảng tổng hợp các giá trị tiêu chuẩn và giá trị tính toán của các đặc trưng cơ lí của các lớp đất tương ứng phân chia trên mặt cắt đcct;
Hình trụ các hố khoan khảo sát;
Các tài liệu gốc của thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;
Kèm theo các tài liệu trên là báo cáo kết quả khảo sát địa chất. Nội dung báo cáo phản ánh điều kiện đcct của diện tích nghiên cứu. Khi điều kiện đcct không đồng nhất và biến đổi mạnh, cần có đánh giá điều kiện đcct và cung cấp số liệu tính toán thiết kế cho tường hạng mục công trình.
Kết quả khảo sát địa chất cần đưa ra các dự báo khả năng phát sinh các vấn đề địa chất công trình bất lợi, kiến nghị giải pháp móng, xác định lớp và chiều sâu đặt móng …

Xem dịch vụ thí nghiệm nén tĩnh cọc

Tiêu chuẩn khoan khảo sát địa chất công trình

Các tiêu chuẩn hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm khảo sát từ đó tùy theo từng lĩnh vực cụ thể mà người ta đặt ra các tiêu chuẩn khảo sát theo từng lĩnh vực riêng biệt. Tuy nhiên có những tiêu chuẩn khảo sát chung đó là các tiêu chuẩn khảo sát ngoài hiện trường và tiêu chuẩn phân tích mẫu đất, đá, nước trong phòng.

Các tiêu chuẩn áp dụng cho công tác khảo sát hiện trường:

(1) TCVN 4419: 1987 – Khảo sát cho Xây dựng. Nguyên tắc cơ bản;

(2) TCVN 9437: 2012 – Khoan địa chất công trình;

(3) TCVN 112:1984 – Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư) và sử dụng tài liệu vào thiết kết công trình;

(4) TCVN 9351:2012: Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường – Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).
Các tiêu chuẩn thí nghiệm trong phòng:

(1) TCVN 4195 đến 4202: 2012: Đất xây dựng – Các phương pháp xác định chỉ tiêu cơ lý của đất;

(2) TCVN 4200:2012: Đất xây dựng – Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm;

(3) TCVN 9153:2012: Đất xây dựng – Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất;

(4) TCVN 2683:2012: Đất xây dựng – Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu;

(5) TCVN 9362:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.

Xem thêm dịch vụ in decal giá rẻin đề can tại Hà Đông

(6) TCXD 81 –81: Nước dùng trong xây dựng. Các phương pháp phân tích hóa học:

(7) TCVN 3994 – 85: Nước dùng trong xây dựng. Tiêu chuẩn ăn mòn của môi trường nước đối với bê tông cốt thép:
Tiêu chuẩn khảo sát địa chất dân dụng, công nghiệp:

(1) TCVN 9363:2012 – Khảo sát cho Xây dựng – Khảo sát Địa kỹ thuật cho nhà cao tầng;
Tiêu chuẩn khảo sát công trình thủy lợi:

(1) TCVN 8477 : 2010 – Công trình thủy lợi – yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế

(2) TCVN 9140:2012 – công trình thủy lợi – yêu cầu bảo quản mẫu nõn khoan trong công tác khảo sát

(3) TCVN 9155 : 2012 – Công trình thủy lợi – yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát

(4) TCVN 9402:2012 – chĩ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát cho xây dựng vùng cacxtơ

(5) 14 TCN 196-2006 Khảo sát công trình thủy lợi – Hướng dẫn phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm các mẫu đất

(6) 14 TCN 187 – 2006 Kỹ thuật khoan máy trong công tác KS CTTL
Tiêu chuẩn khảo sát địa chất đường giao thông:

(1) 22 TCN 259 – 2000 – Quy định khoan thăm dò địa chất công trình

(2) 22 TCN 263 – 2000 – Quy trình khảo sát đường ô tô

(3) 22 TCN 244-98- Quy trình xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường

(4) 22 TCN 171-87- Quy trình KS ĐCCT và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt, lở:

(5) 22 TCN 82-85 – Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình:

(6) 22 TCN 160-87 – Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc

Xem thêm dịch vụ Khảo sát địa hình Dịch vụ chất lượng uy tín tại BTHOME: Nội thất phòng khách tại Bắc Giang nội thất gia đình tại Bắc Ninhnội thất gia đình tại Bắc Giang Cam kết chất lượng uy tín, thi công nhanh gọn, bảo hành trên 3 năm.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Những điều chỉnh đô thị quy hoạch phân khu S2, tỷ lệ 1/2000

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất), tại khu đất thuộc ô quy hoạch ký hiệu B.1, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Phối cảnh tổng thể quy hoạch phân khu đô thị S2.

Theo đó, tổng diện tích đất điều chỉnh quy hoạch khoảng 8.275,1m2, trong đó: Diện tích khu 1 khoảng 6.449,7m2; diện tích khu 2 khoảng 1.825,4m2. Khu đất có phía Đông Bắc giáp với Học viện Khoa học Quân sự (Bộ Quốc phòng); phía Đông Nam giáp với khu nhà ở quân đội hiện hữu; phía Tây Nam giáp với khu đất Cty TNHH Vạn Xuân; phía Tây Bắc giáp với đất canh tác xã Kim Chung.

Mục tiêu điều chỉnh phù hợp với chủ trương của Bộ Quốc phòng và UBND TP, tạo điều kiện, đáp ứng nhu cầu khó khăn cho các đối tượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng về điều kiện nhà ở; đề xuất giải pháp về quy hoạch kiến trúc, hình thành khu nhà ở đồng bộ về không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa với khu vực lân cận.


Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khớp nối khu vực xây dựng mới và khu vực hiện có, các dự án đang triển khai xây dựng, phù hợp quy hoạch phân khu đô thị S2, tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành; làm cơ sở để chủ đầu tư triển khai nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định và quản lý đầu tư xây dựng theo quy định tại khu đất nêu trên theo các quy định hiện hành.

Việc điều chỉnh phải đảm bảo khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan trong khu vực, các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị S2 được duyệt.

Các nội dung khác không thuộc nội dung điều chỉnh nêu trên giữ nguyên theo Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/5.000 đã được UBND TP phê duyệt và các quyết định, quy định khác có liên quan.

Chi tiết về dịch vụ khoan khảo sát địa chất công trình

Một số vấn đề về khảo sát địa chất công trình khi xây dựng đập lớn

Đập lớn là đập mà khi xảy ra sự cố sẽ gây thiệt hại lớn, vì vậy việc khảo sát, thiết kế, thi công cần phải hết sức cẩn thận. Tác giả khuyến cáo, ngoài việc tuân thủ quy phạm hiện hành, để tăng mức độ an toàn cần lưu ý thêm bảy vấn đề được nêu chi tiết trong bài viết.

Một số vấn đề về khảo sát địa chất công trình khi xây dựng đập lớn

PGS.TS. Phạm Hữu Sy - Đại học Thuỷ lợi

Tóm tắt: Nói chung đập lớn là đập mà khi xảy ra sự cố sẽ gây thiệt hại lớn, vì vậy việc khảo sát, thiết kế, thi công cần phải hết sức cẩn thận để hạn chế khả năng xảy ra sự cố. Cho đến nay ở Việt Nam chưa có quy phạm khảo sát địa chất dành riêng cho đập lớn. Tác giả khuyến cáo, ngoài việc tuân thủ quy phạm hiện hành về khảo sát địa chất công trình cho xây dựng công trình thuỷ lợi, để tăng mức độ an toàn cho công trình cần lưu ý đến 7 vấn đề mà trong bài báo đã trình bày tương đối chi tiết, đó là các vấn đề: áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khảo sát; độ sâu khảo sát nên đạt đến giá trị lượng mất nước đơn vị nhỏ hơn 0,01 l/ph.m khi thí nghiệm ép nước trong khi khoan; phạm vi đo vẽ địa chất công trình nên mở rộng hơn quy định; chú ý đến động đất kích thích do xây dựng hồ chứa; ổn định mái hố móng do giản ứng suất; ổn định thấm do cột nước cao và vấn đề từ biến của đá, đặc biệt là của vật chất gắn kết trong kẽ nứt của đá.


Khoan địa chất công trình thủy điện lớn

Vấn đề "đập lớn" ở Việt Nam mới chỉ được quan tâm gần đây. Hội đập lớn ViệtNam mới chỉ được thành lập năm 2004. Cho đến nay, định nghĩa "đập lớn" vẫn chưa được thống nhất. Theo cách hiểu thông thường, đập lớn phải là đập cấp I, cấp II, tức là lớn về quy mô (chiều cao đập và thể tích trữ nước) mà khi xảy ra sự cố gây thiệt hại lớn về kinh tế và con người. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng có những đập không lớn về quy mô nhưng sau đập là các công trình trọng điểm quốc gia mà khi xảy ra sự cố đập gây thiệt hại lớn cho Nhà nước thì cũng phải được xếp vào loại đập lớn. Như vậy, các cách hiểu có thể khác nhau về quy mô công trình nhưng đều đồng nhất với nhau về mức độ thiệt hại do chúng gây ra. Vì vậy, vấn đề khảo sát địa chất công trình mà bài báo này đặt ra ở đây không chỉ liên quan đến quy mô công trình mà là các vấn đề chung cần xem xét lưu ý khi tiến hành khảo sát để bảo đảm tăng độ an toàn cho công trình.

Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công trình lớn được hiểu ngay là nhà cao tầng. Tuy chưa có một văn bản chính thức nào định nghĩa cao bao nhiêu thì được gọi là nhà cao tầng nhưng thông thường được hiểu phổ biến là từ 8 tầng trở lên và đã có một tiêu chuẩn ngành về khảo sát địa chất công trình cho xây dựng nhà cao tầng, đó là tiêu chuẩn TCXD 194:1997 Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật.

Trong lĩnh vực thuỷ lợi - thuỷ điện, cho đến nay như đã nói, ngay cả thuật ngữ cũng chưa thống nhất nên chưa có một tiêu chuẩn quy phạm nào quy định công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng đập lớn. Như vậy, rõ ràng, khi lập đề cương và thực hiện công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng đập lớn chúng ta vẫn phải tuân thủ quy phạm hiện hành "Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 115-2000 - Thành phần, nội dung và khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi", thu thập đủ số liệu để kỹ sư thiết kế tính toán lún, ổn định trượt và ổn định thấm, tuy nhiên chúng tôi cho rằng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

1. Về áp dụng các phương pháp khảo sát

Các phương pháp khảo sát địa chất công trình để thu thập thông tin về các điều kiện địa chất công trình thông thường bao gồm:

- Đo vẽ địa chất công trình

- Khoan, đào thăm dò

- Thăm dò địa vật lý

- Thí nghiệm hiện trường (CPT, SPT, xuyên động, nén hông lổ khoan, cắt, nén trong hố đào, đổ nước, hút nước, ép nước trong hố khoan,...)

- Thí nghiệm trong phòng.

Khi khảo sát địa chất cho các công trình thông thường có thể chỉ áp dụng một hoặc hai phương pháp khảo sát nhưng đối với các đập lớn, nên kết hợp nhiều phương pháp để có kết quả bổ sung cho nhau, kiểm tra lẫn nhau. Nên tăng cường thí nghiệm hiện trường và trong phương pháp này nên thực hiện kết hợp nhiều loại thí nghiệm, ví dụ, nén tĩnh với nén hông lổ khoan; xuyên tĩnh với SPT,.... Khi các kết quả khảo sát thu được từ các phương pháp khảo sát khác nhau mà vênh nhau chúng ta nên phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn kết quả hợp lý. Ví dụ, khi áp dụng đồng thời cả khoan, xuyên tĩnh, địa vật lý điện và địa chấn để xác định địa tầng mà kết quả không thật phù hợp, hãy phân tích lịch sử phát triển địa chất, các quy luật địa chất để phân lớp. Khi áp dụng đồng thời cả thí nghiệm trong phòng và hiện trường để xác định các tính chất cơ lý của đất mà không phù hợp nhau, hãy kết hợp phân tích nguồn gốc hình thành đất để lựa chọn. Chúng tôi có trao đổi với một số chuyên gia thiết kế, một số người thích các kỹ sư địa chất công trình đánh thấp các chỉ tiêu xuống để thiết kế cho an toàn. Chúng tôi nói rằng không phải lúc nào điều đó cũng đúng. ở đây chúng ta không bàn về cơ chế thẩm tra, thẩm định mà chỉ nói thuần tuý về góc độ chuyên môn. Đối với nhiều trường hợp, sau khi có kết quả thí nghiệm mẫu, khi cung cấp cho thiết kế thường đánh thấp xuống thì an toàn hơn nhưng cũng có trường hợp phản tác dụng. Ví dụ, đối với thí nghiệm đất đắp đập. Khi thiết kế với chỉ tiêu thí nghiệm thực, đất trong thân đập sẽ được đầm đủ độ chặt tối đa, sẽ hạn chế khả năng trương nở khi hồ tích nước. Ngược lại, khi người kỹ sư địa chất cung cấp chỉ tiêu gk nhỏ hơn chỉ tiêu thí nghiệm thực để thiết kế, thi công sẽ chóng đạt yêu cầu nhưng thực tế đất trong thân đập chưa đủ độ chặt tối đa sẽ phát huy trương nở khi tiếp xúc với nước. Đã có công trình nghiên cứu để chứng minh điều đó. Đối với đất nền cũng vậy, khi đào hố móng là đã bóc đi một lượng đất nhất định, tức là đã làm giảm tải ở độ sâu đặt móng. Tải trọng công trình thiết kế có "trách nhiệm" bù lại phần đất đã bóc đi. Nếu lấy nhỏ giá trị gtn của đất nền, trong trường hợp đất nền có tính trương nở có thể dẫn đến thiết kế sai làm nứt công trình. 18/24 công trình trên cùng một quả đồi đất đỏ basalt ở Hướng Hoá - Quảng Trị mà chúng tôi quan sát được đã chứng tỏ điều đó. Nhà càng nhẹ càng bị nứt nhiều.

2. Độ sâu khảo sát

Theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 115-2000, độ sâu các công trình thăm dò cho công trình đầu mối ứng với từng giai đoạn khảo sát như sau:

Tiền khả thi

(2/3¸1)H, nếu gặp đá nguyên khối thì sâu vào 2-5m

Nghiên cứu khả thi

- Tới lớp có khả năng làm nền công trình mà dưới tác dụng của công trình không làm ảnh hưởng tới sự thay đổi trạng thái của chính lớp đất đá nền đó.

- Xác định được giới hạn trên của tầng cách nước (k< 5¸10 lần của lớp trên nó).

-(2/3¸1)H, trường hợp đặc biệt có thể sâu hơn.

Thiết kế kỹ thuật

- Đối với đập bê tông: khoan vào đá phong hoá nhẹ và không quá 1,5 H.

- Đối với đập không phải là đá: sâu vào phong hoá vừa 1¸3m, các hố tại tim tuyến sâu (2/3¸1)H.

Bản vẽ thi công

Như trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật

Đối với giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, khi mà chưa biết địa tầng của khu vực thì xác định độ sâu thăm dò theo kinh nghiệm (2/3¸1)H là hợp lý nhưng đối với các giai đoạn sau, khi đã biết địa tầng thì nên căn cứ vào địa tầng, lượng mất nước đơn vị và mức độ phát triển của các kẽ nứt kiến tạo (nếu có). Thông thường khi khoan ở vị trí dự kiến xây dựng đập bao giờ cũng đồng thời thí nghiệm ép nước trong hố khoan. Vậy thì đối với các giai đoạn sau, nên khoan đến độ sâu mà lượng mất nước đợn vị nhỏ hơn 0,01 l/ph.m liên tục trong 3 đoạn ép (mỗi đoạn ép 5m) thì dừng. Đập lớn trong nhiều trường hợp thường liên quan với cột nước lớn. Nếu quy định (2/3¸1)H có khi không kinh tế nếu nền là đá macma liền khối ít nứt nẻ hoặc không an toàn nếu là đá trầm tích xen kẹp lớp yếu trong những vùng chịu vận động kiến tạo mạnh trong quá khứ. Ngoài ra, khi nền đập có đứt gãy kiến tạo cắt qua và đã có hố khoan bắt gặp ở độ sâu nào đó thì nhất thiết phải nghiên cứu kỹ đới phá huỷ hoặc chiều dài gặp bùn đoạn tầng, căn cứ vào chiều dài bắt gặp và góc nghiêng để quy đổi chiều rộng của đứt gãy. Những thông số này rất quan trọng khi phân tích dự báo khả năng phát sinh động đất kích thích mà sẽ đề cập thêm dưới đây.

Ngoài điều quy định độ sâu (2/3¸1)H, các điều quy định khác đều không rõ ràng, ví dụ, "Tới lớp có khả năng làm nền công trình mà dưới tác dụng của công trình không làm ảnh hưởng tới sự thay đổi trạng thái của chính lớp đất đá nền đó". Người kỹ sư địa chất công trình không phải là nhà thiết kế, không thể tính để kiểm tra khả năng ảnh hưởng của công trình tới sự thay đổi của nền, càng không thể tính ở hiện trường trong thời gian đang khoan để có thể cho dừng khoan được hay chưa. Điều đó chỉ có thể nhận định cảm tính khi nền đá đã chuyển sang một loại cứng hơn hẳn những lớp đã khoan qua. Khi giám sát khoan cho nhà máy xi măng Nghi Sơn, chúng tôi đã gặp trường hợp hố khoan xâm nhập vào đá liền khối liên tục 5m không có một kẽ nứt nào nhưng sau đó lại tiếp tục gặp bùn vì đó chỉ là một khối đá lăn. Nếu quy định khoan vào đá phong hoá vừa 1¸3m trong trường hợp này thật là nguy hiểm.

3. Phạm vi đo vẽ địa chất công trình

Theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 115-2000, phạm vi đo vẽ địa chất công trình đối với hồ chứa và đập dâng trong các giai đoạn khảo sát như sau:

Các số liệu 2H, 4H về phía thượng, hạ lưu và 1H về phía 2 vai đập là dựa trên cơ sở kinh nghiệm tổng kết nhiều năm, từ nhiều công trình. Cho đến nay, cũng chưa có cơ sở nào để có thể thay đổi các mức định lượng phạm vi đo vẽ nêu trên nhưng chúng tôi cho rằng, đối với đập lớn, với quan điểm tăng mức độ an toàn để giảm nguy cơ tai biến nên mở rộng phạm vi đo vẽ vì rằng ngoài mục đích là để phát hiện sớm các khối trượt, nguy cơ lũ quét nó còn giúp đánh giá khả năng mất nước qua các lũng sông bên cạnh vì khi cao trình mực nước dâng lên cao tức là rút ngắn quảng đường thấm sang lũng sông bên cạnh.

4. Vấn đề động đất.

Động đất là một tai biến địa chất mà cho đến nay chưa thể dự báo được một cách chính xác cả về cường độ, vị trí và thời điểm, vì vậy, rất nguy hiểm đối với xây dựng công trình nói chung, hồ chứa nói riêng và đặc biệt đối với các đập lớn. Không những vậy, những năm gần đây người ta phát hiện ra rằng việc xây dựng hồ chứa có thể gây ra động đất (thường được gọi là động đất kích thích). Khi hồ chứa Koyna (ấn độ) tích nước, các trận động đất nông cục bộ đã xảy ra thường xuyên ở vùng mà trước đây hầu như không có chấn động. Sau 5 năm hồ này tích nước, một trận động đất 6,5 độ đã xảy ra, giết chết 177 người và bị thương hơn 2000 người. Người ta đã quan sát được rằng các cơn địa chấn tăng lên theo mùa tăng của mực nước hồ. Như vậy, rõ ràng là việc xây dựng hồ chứa có thể gây ra động đất và động đất có thể tác động trở lại, gây phá huỷ đập và gây nên tai hoạ lớn. Trong khi đó từ trước đến nay, khi khảo sát địa chất, kỹ sư địa chất chỉ căn cứ vào bản đồ phân vùng địa chấn để cung cấp cho nhà thiết kế cấp động đất dự báo của vùng. Người nào cẩn thận hơn, có thể căn cứ thêm vào bản đồ kiến tạo để phân tích thêm một vài thông tin. Vấn đề động đất kích thích đang còn nhiều tranh luận vì rằng ứng suất tăng thêm do trọng lượng cột nước gây ra tại độ sâu phát sinh địa chấn rất không đáng kể nhưng động đất vẫn xảy ra nhưng nói chung khi xây dựng đập lớn, vấn đề xác định cấp động đất để đưa vào tổ hợp lực khi tính toán thiết kế không nên đơn thuần chỉ căn cứ vào bản đồ địa chấn như trước đây.

Động đất còn nguy hiểm hơn đối với trường hợp nền đập có cát. Thông thường khi phải thiết kế đập ở những nơi có lớp bồi tích sông quá dày, người ta chỉ bóc bỏ một phần, phần còn lại chỉ xử lý chống thấm. Khi xảy ra động đất, dưới tác dụng của sóng động đất cát sẽ chuyển sạng trạng thái "hoá lỏng", mất khả năng chịu tải hoàn toàn và đập sẽ bị vỡ.

5. Vấn đề ổn định mái hố móng.

Đập lớn trong nhiều trường hợp là đập cao và đặt trên nền đá. Vì vậy, hố móng thường phải sâu và thời gian phải thi công các công việc trong hố móng cũng lâu hơn. Khi ta bóc đi một khối lượng đất lớn tạo nên một hố lớn, sẽ xảy ra tình trạng giản ứng suất của đất đá ở hai bên bờ. Kỹ sư thiết kế chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu cơ lý của đất đá khi khảo sát tức là ở trạng thái độ chặt tự nhiên để thiết kế mái hố móng bảo đảm ổn định nhưng thực tế do quá trình giản ứng suất, các chỉ tiêu g, j, C đều giảm và mái hố móng có thể bị trượt. Đối với các hố móng sâu, mái hố móng càng dễ mất ổn định khi được cấu tạo bởi đá trầm tích có thế nằm bất lợi (đổ ra ngoài) và có xen kẹp các lớp sét kết mỏng.

6. Vấn đề ổn định thấm.

Đập lớn thường có tuổi thọ thiết lế lâu dài. Với những đập lớn đồng thời có cột nước lớn cần phải xem xét khả năng phát triển quá trình xói ngầm, ngay cả trong trường hợp xây dựng trên nền đá. Chúng ta biết rằng xói ngầm là một quá trình tăng tiến. Dưới tác dụng của cột nước thuỷ lực lớn trong thời gian lâu dài, quá trình xói ngầm có thể đạt đến mức nguy hiểm, rửa sạch toàn bộ vật chất lấp nhét trong các kẽ nứt, hậu quả kéo theo là tăng độ lún và làm biến dạng công trình. Vì vậy, đối với các đập lớn có lẽ nên quyết định xử lý chống thấm cho nền đập ngay trong trường hợp lượng mất nước đơn vị nhỏ hơn 0,01 l/ph.m chứ không phải chỉ khi lớn hơn giá trị này.

7. Tính từ biến của đá và sự suy giảm cường độ của đá yếu, vật chất xi măng trong các kẽ nứt.

Đối với các đập lớn nhưng cột nước nhỏ vấn đề này không đặt ra nhưng với các đập lớn mà có chiều cao lớn vấn đề này cấn được xét đến. Đối với các đập thấp, khi tải trọng đập nhỏ hơn nhiều so với sức chịu tải của đất đá nền, việc kiểm tra ổn định trượt của nền tiến hành bình thường và sẽ không có vấn đề gì. Trong trường hợp là đập lớn, tải trọng thân đập gần đạt đến tải trọng giới hạn của nền và tác dụng trong thời gian lâu dài, sẽ phát sinh tính từ biến trong đất đá nền, gây nguy cơ mất ổn định, trượt mái đập thượng hoặc hạ lưu. Điều đó sẽ càng dễ xảy ra khi nền là đá trầm tích gắn kết yếu, các loại đá đã bị phong hoá không đều, phong hoá dạng tuyến, khi nền là đá cứng nhưng có vất chất xi măng gắn kết trong các kẽ nứt không được tốt. Vì vậy, như đã nói ở mục 1, đối với đập lớn nên tăng cường thí nghiệm hiện trường. Nên thí nghiệm nén tĩnh ở hố móng công trình, ở các hầm thăm dò tại độ sâu đáy hố móng. Khi đã mở hố móng, nên lựa chọn vị trí thí nghiệm sao cho mép bàn nén trùng với mặt kẽ nứt để tạo thế bất lợi nhất

Xem thêm dịch vụ Thí nghiệm nén tĩnh cọc

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Cách hóa giải điểm không tốt phong thủy trong căn hộ chung cư

Ngày nay, với nhịp sống công nghiệp, đất hẹp người đông, chọn lựa căn hộ chung cư là nhu cầu phổ biến. Nhưng vấn đề thiết kế nhà chung cư phạm rất nhiều kiêng kỵ theo thuật phong thủy, cũng như môi trường sống. Vì vậy, người ta thường tìm cách hóa giải điểm xấu này theo nhiều phương pháp khác nhau.

Hầu hết các căn hộ chung cư là khi đứng ngoài cửa chính, có thể quan sát thẳng vào phòng khách và bếp. Để hóa giải điểm xấu này, có thể sử dụng vách ngăn hờ tách riêng bếp và phòng khách để tránh bếp và cửa chính có thể nhìn thông nhau.

Tuy nhiên, thiết kế căn hộ chung cư lại không giống như các loại nhà phố hay biệt thự thông thường. Do đó, rất nhiều gia chủ gặp rắc rối trong việc thiết kế căn hộ phù hợp với phong thủy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp giúp gia chủ có thể khắc phục được những điều xấu trong thiết kế căn hộ chung cư theo phong thủy.


Xem thêm dịch vụ khoan khảo sát địa chất

Hướng nhà

Hướng của chung cư là hướng thẳng góc với mặt cửa ra vào chính của chung cư, các lối giao tiếp khác được coi là hướng phụ. Chung cư có mặt dài quay về hướng nam hoặc lân cận nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định. Các cạnh ngắn (đầu hồi) quay về hướng xấu sẽ giúp giảm thiểu những căn hộ bên trong chịu ảnh hưởng nắng tây và gió nóng.

Đối với căn hộ chung cư, nhiều khi gia chủ cũng sẽ phải chấp nhận hướng nhà một cách thụ động, tuy nhiên khó khăn này cũng có thể giải quyết. Đối với căn hộ chung cư quay về hướng không được đẹp như hướng Tây chẳng hạn, nắng chiếu thẳng vào nhà, vào mùa hè sẽ rất nóng bức và ngột ngạt. Vì vậy, ta có giải pháp che nắng như tạo hành lang xanh hay lam che nắng.

Cửa đối nhau và hành lang dài xung chiếu


Các thiết kế nhà chung cư được thiết kế theo dãy, đôi khi bị "lỗi" là cửa chính đối diện nhau, nhà này xung thẳng sang nhà kia. Một số căn hộ còn ở vị trí bất an như cuối hàng lang dài hay chân cầu thang, và cửa chính thẳng với cửa ban công, do đó khí vận chuyển sẽ không được lưu thông tốt và quá nhanh (tạo ra khí trường, lưu thông gấp) dễ dẫn đến người sống bên trong căn hộ thường xuyên bệnh hoạn, tán khí cũng có nghĩa tán tài, đó là những vấn đề thường gặp và là tối kỵ theo phong thủy học. Để khắc phục tình trạng này và để hàng xóm có cửa đối cửa với mình không bị mặc cảm, cách làm tốt nhất để giải quyết là đặt bình phong trước cửa cho chính căn hộ mình hoặc trên dạ cửa treo 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phúc” (Ông trời ban phúc bốn phương), vừa hiệu quả tốt vừa nhẹ nhàng mà còn có thiện cảm.

Phòng khách

Đặc điểm của hầu hết các căn hộ chung cư là khi đứng ngoài cửa chính, có thể quan sát thẳng vào phòng khách và bếp. Đây là điều tối kị trong thiết kế căn hộ vì nó mang lại sự bất an cho gia chủ và hao tán tài lộc. Để hóa giải điểm xấu này, chúng ta có thể sử dụng vách ngăn hờ tách riêng bếp và phòng khách để tránh bếp và cửa chính có thể nhìn thông nhau, vách này cũng có tác dụng trang trí và để vật dụng trong nhà.

Bên cạnh đó, sử dụng tượng vật, tranh ảnh cũng là một cách để hút tài khí vào nhà như: Đặt bộ tài khí đáo gia (hòn non bộ bằng gốm) đặt quay vào nhà có thể làm giảm khí xấu và mang lại tài lộc cho gia chủ hay bộ chiêu tài tiến bảo (tượng một loài thú có sừng bằng ngọc) quay ra cửa đi hoặc cửa sổ để hút tài lộc từ bốn phương. Dùng bình phong chắn ở hướng cửa ra vào, treo tranh phong thủy chủ đề “Thuận buồm xuôi gió”, “Cửu ngư” hoặc “Bát mã”... cũng là một cách hay để hóa giải.

Phòng bếp

Cũng như phòng khách, bất lợi đầu tiên ở căn hộ chung cư chính là người bên ngoài có thể quan sát thẳng vào nhà bếp khi mở cửa. Điều này không tốt theo quy luật phong thủy bởi khí từ cửa xộc thẳng vào khu bếp. Tuy nhiên khả năng di chuyển bếp lại khó khăn bởi phụ thuộc vào hệ thống đường nước và kết cấu kiến trúc của cả tòa nhà. Bởi vậy, nên đặt những vách ngăn lửng phân chia không gian, có thể là bình phong, kệ tủ, vách gỗ… tách biệt giữa bếp và phòng khách, lái hướng của dòng khí.

Phòng ngủ

Ít nhất một hoặc hai phòng ngủ trong một căn hộ chung cư sẽ có nhà tắm khép kín riêng từng phòng, mà diện tích lại hẹp, do đó không thể tách xa giường ngủ và nhà tắm, cửa có thể đối diện với giường như vậy sẽ gây nên những tổn hại về sức khỏe.

Ta cần có những biện pháp hạn chế khuyết điểm này, đặc biệt với những người mệnh hỏa vì Thủy xung với Hỏa. Biện pháp che chắn khuyết điểm này là bạn nên treo đồng tiền cổ trước cửa nhà tắm. Những đồng tiền xu là biểu tượng của nguồn tài lộc và của cải. Cát khí của nó không những làm gia tăng tài lộc mà con đem lại nhiều may mắn, giải trừ tai họa, tiểu nhân…

Bên cạnh đó, một khuyết điểm của phòng ngủ chung cư là các phòng thường không vuông vắn, có vát góc dẫn đến việc khó bố trí đồ dùng cho cân bằng, giải pháp là chọn gương để tạo khoảng trống ảo. Ngoài ra có thể đóng tủ, kệ vừa vặn với vị trí bị lệch hoặc kê chậu cây giúp che chắn cũng như tạo cân bằng khí tốt.

Với những giải pháp hóa giải cho các tình huống kể trên cũng không khó thực hiện, vì vậy để bố trí căn hộ theo Phong thủy cũng không khó khăn gì. Hóa giải những điểm xấu trong phong thủy sẽ góp phần làm cho các căn hộ chung cư bên cạnh tính tiện nghi hiện đại còn là một môi trường tốt lành để tạo dựng một tổ ấm thực sự.

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Vài điểm chú ý về phong thủy khi thiết kế, xây dựng nhà

Yếu tố phong thủy trong nhà ở không thể thay đổi vận thế của gia chủ ngay tức thì, không thể biến không thành có, biến nghèo thành giàu nhưng nó sẽ giúp tránh được họa hại và đón đại cát đại lợi cho gia chủ. Kiến trúc An Hưng xin đưa ra một vài điểm cần chú ý về phong thủy khi thiết kế, xây dựng nhà ở
Xem thêm dịch vụ khoan khảo sát địa chất công trình

1. Vị trí các cửa
Khi thiết kế nhà ở đặc biệt tránh cửa chính đối diện với cửa mở ra ban công vì đây là một đại kỵ trong phong thủy gọi là “Xuyên tâm sát”. Phạm xuyên tâm sát sẽ làm cho tiền bạc trong nhà khó tích tụ, để hóa giải có thể sử dụng rèm che cửa ra ban công hoặc có thể trồng các loại cây leo giàn, đặt cây cảnh để giảm bớt luồng khí xung xạ. Đối với cửa chính có thể bố trí một bể cá hoặc dùng bình phong để hóa giải.
Cửa nhà vệ sinh và cửa bếp đối diện nhau sẽ gây là hiện tượng xung khắc giữa hai loại khí, thủy và hỏa. Sự xung khắc khí này làm cho chủ nhà hay mắc bệnh, vận khí của cả nhà lúc tốt, lúc xấu. Phương pháp hóa giải sự xung khắc này là treo mành dây chuỗi hạt trước cửa nhà vệ sinh hoặc cửa bếp.
Khi cửa phòng ngủ đối diện với cửa phòng tắm sẽ làm cho người ngủ trong phòng hay ốm vặt, nhức đầu sổ mũi. Hóa giải bằng cách treo gương dài bên ngoài cửa phòng ngủ hoặc phòng tắm. Cửa phòng tắm nên lúc nào cũng đóng kín.

2. Vị trí ban công và bếp
Một loại phạm xuyên tâm sát thường gặp phải nữa là vị trí ban công và bếp đối diện trực tiếp với nhau. Nếu phạm phải đại kỵ này sẽ làm cho gia đình kèm đoàn kết, vợ chồng không tâm đầu ý hợp, con cháu không thích về nhà. Phương pháp hóa giải là đặt chậu hoa, cây cảnh để che chắn sao cho trong ngoài không thông nhau, hoặc dùng rèm che cửa ra ban công.



3. Nhà vệ sinh
Vị trí tồi tệ nhất của một nhà vệ sinh là nằm giữa trung tâm của căn nhà. Giữa nhà là trung cung tượng trưng cho Thổ khí là nơi nuôi dưỡng các cung còn lại trong Cửu cung. Vì vậy khi trung cung bị sát khí thì các cung khác cũng bị ảnh hưởng. Nếu có thể hãy chuyển nhà vệ sinh này thành kho chứa đồ, nếu không nên giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, bố trí cây cảnh, chậu hoa để tăng thêm cát khí.

4. Vị trí cổng
Cổng ra vào đối diện với góc nhà người khác sẽ gây bất lợi cho gia chủ, để hóa giải có thể treo gương trước nhà.

5. Số phòng trong nhà
Số phòng trong nhà bao gồm phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp, nhà tắm, vệ sinh... cũng là điều gia chủ nên chú ý khi xây dựng nhà. Tổng số phòng trong nhà nên tránh là 3, 4, 8 vì theo phong thủy một phòng là cát, hai phòng thì không can hệ gì, 3 phòng là hung, 4 phòng là hung, số phòng là 5,6,7,9 là cát, 8 phòng là hung.

6. Mặt bằng diện tích nhà
Dù diện tích mảnh đất méo mó và nhu cầu sử dụng cao bạn cũng không nên thiết kế và xây dựng những căn nhà có mặt bằng hình tam giác vì theo phong thủy khi mặt bằng diện tích nhà hình tam giác thì không người không của. Mặt bằng nhà nở mặt tiền thì của cải ít còn mặt bằng nhà nở hậu thì sẽ có cả phú lẫn quý.

Phong thủy là gì? Tại sao phải áp dụng phong thủy vào xây dựng?

Phong thủy nguyên là khoa học của người Trung Hoa, có từ khoảng 4000 năm trước. Là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của địa lý, hướng gió, hướng khí và mạch nước đến đời sống hoạ phúc và đời sống của con người. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng.

Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.

Phong thủy chia làm hai lĩnh vực:
Âm trạch: Là cuộc đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.
Dương trạch: Là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa,đình, chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt.

Người xưa quan niệm số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần nên có câu “Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự”.

Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.

Về dương trạch, tức phong thủy của nhà ở, những vấn đề cần xét có rất nhiều như huyệt vị, làm nhà, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất,… Cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành phong thủy tốt cho ngôi nhà.


Xét về nguyện lí cơ bản thì phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kĩ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau.

Thuật phong thủy không những giúp cho ta cách bài trí, chọn màu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống.

Phong thuỷ hoàn toàn không mang tính tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan mà là một phương pháp khoa hoc. Là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, môi trường và là phương pháp thay đổi những hiệu ứng tương tác của môi trường lên cuộc sống của con người.

Ngày nay, dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lí xung quanh địa bàn địa thế, dù theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mĩ, lợi về sinh hoạt.

Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những cơ quan nghiên cứu về phong thuỷ. Ở Việt Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng. Đặc biệt trong các cung điện, đền thờ đều được xây dựng với sự hợp lí cao về phong thủy.

Phong thủy là môn khoa học rộng lớn bao trùm lên các mặt của đời sống xã hội vì vậy nó giúp lý giải và phân tích nguyên căn của vấn đề từ đó mà tìm ra hướng giải quyết. Trên phương diện của trang WEB này tôi chỉ đề cập đến vấn đề phong thủy trong xây dựng bao gồm huyệt vị, nhà ở, phòng ngủ , phòng bếp, sân vườn……….sao cho hợp phong thủy hoặc cách phá giải các vấn đề liên quan đến phong thủy trong một công trình xây dựng.

– Tại sao phải áp dụng phong thủy trong xây dựng ?

Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay thì khoa học công nghệ phát triển giúp con người chúng ta lý giải các vấn đề của cuộc sống. Bên cạnh đó còn những vấn đề mà con người vẫn chưa thể lý giải được như linh hồn, thế giới bên kia có thực sự tồn tại? luật nhân quả báo ứng,…….và rất nhiều hiện tượng tự nhiên khác mà khoa học hiện đại khó giải thích được. Ở đây tôi không hướng các bạn đến với mê tín dị đoan, mà tôi chỉ hướng dẫn cung cấp thông tin về phong thủy trong lĩnh vực xây dựng để các bạn có thể nắm rõ và vận dụng vào thực tế.

Trở lại câu hỏi “tại sao phải áp dụng phong thủy trong xây dựng?”. Phong thủynghiên cứu về các yếu tố khí, thiên, địa, nhân…để các yếu tố có thể kết hợp hài hòa thuận theo tự nhiên, hoặc là nghiên cứu cách phá giải các tinh huống phá vỡ sự cân bằng .

Ví dụ: thứ nhất khí là không khí, ở đây phong thủy trong ngôi nhà của bạn phải có “khí tốt ” đầu tiên là phải có không khí rồi nhưng ở đây là khí tốt thì không khí đó phải được lưu thông, không khí trong lành sạch sẽ….Vậy bạn phải bố trí xây dựng ngôi nhà mình thông thoáng luôn có dòng khí di chuyển liên tục, và phải di chuyển khắp nơi trong nhà. Thứ hai Thiên là năng lượng từ thiên nhiên, năng lượng mặt trời, thì phong thủy mô tả rằng trong ngôi nhà phải đảm bảo lấy được tối đa nguồn năng lượng từ thiên nhiên, cũng như cây cỏ xanh tươi trong ánh nắng của mặt trời. Vậy bạn phải thiết kế sao cho ngôi nhà bạn lấy được nhiều ánh sáng mặt trời.

Qua các ví dụ các bạn có thể hình dung được lý do cần phải áp dụng phong thủy trong xây dựng, các ví dụ tôi đưa ra là những điều đơn giản hiển nhiên và có thể hiểu được nhưng còn rất nhiều khía cạnh của phong thủy mà chúng chưa thấy ,chưa nhận thức được mà cần phải mổ xẻ để phân tích và áp dụng triệt để phong thủy trong cuộc sống.

Qua nhiều năm đi làm và tiếp xúc nhiều người và nhiều tầng lớp xã hội thì các vấn đề của họ về phong thủy đều giống nhau, chỉ khác nhau giữa những người có áp dụng phong thủy vào thực tế và không.

Có một cô giáo được người em dẫn đi xem về thiết kế xây dựng vì người em chuẩn bị xây nhà , thì người chị mới sẵn tiện hỏi tôi rằng “tại sao từ lúc xây nhà đến giờ 2 vợ chồng tôi cứ bệnh liên tục, đặt biệt là chồng tôi sức khỏe giảm sút, kinh tế càng ngày càng khó khăn đến nay đã được hơn 10 năm, nhiều khi đi khám bệnh cũng không biết bệnh gì” và hỏi ra thì chồng của người chị cũng là giáo viên và cho rằng “phong thủy là mê tín dị đoan” nên không xem trước khi làm nhà,….mà chỉ làm theo những gì họ thấy cần. Sau đó tôi đã trực tiếp xuống ngôi nhà của người chị để xem giúp họ, thì kết luận có rất nhiều điều không hợp phong thủy dẫn đến tai họa mà họ gặp phải như trên (ngôi nhà thấp hơn mặt đường, vào trong nhà có làm giảm bậc để đi xuống khu vực bếp phòng ngủ, trong nhà thì tối tăm thiếu ánh sáng không khí, hướng bếp, nhà , cửa chính đều rơi vào hướng xấu, kể cả kích thướt cửa cũng không tốt……) Như vậy là các bạn đã phần nào hình dung được lý do và hệ quả của nó.

Tóm lại việc xây dựng một ngôi nhà đối với mọi người mà nói đó là việc lớn và vô cùng quan trong bởi đó là tài sản lớn, quý giá, là nơi mà xây dựng tổ ấm gia đình. Mọi người trong ngôi nhà đều có sức khỏe tốt, luôn thương yêu nhau, vợ chồng hòa thuận con cái nghe lời cha mẹ, làm ăn kinh doanh ngày càng phát đạt, đường công danh của con cái ngày càng phát triển,……….Đó là những nhu cầu thiết thực của cuộc sống.

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Bạn nên tìm hiểu phong thủy trước khi xây nhà

Thiết kế phong thủy cho ngôi nhà là một yêu cầu cần thiết nhưng nhiều người xây nhà xong mới nhờ đến điều này. Thực tế, không ít căn nhà vì vậy mà phạm điều cấm kỵ trong bài trí đồ đạc, sắp xếp cảnh quan. Để người trong nhà được sống hạnh phúc và khỏe mạnh cũng như có nhiều công danh và tài lộc, một số gia đình đã tốn kém thêm không ít chi phí để chỉnh sửa ngôi nhà.
Khoan khảo sát địa chất

Lý do thiết kế phong thủy trước khi thiết kế chi tiết và xây dựng

Phong thủy coi trọng địa khí lên hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không. Nếu mảnh đất đó mà có "xạ khí" tức là tử khí thì cần phải hóa giải khí đất trước khi xây dựng. Nếu gia chủ không kiểm tra địa khí và thiết kế phong thủy trước khi xây dựng thì khi làm nhà trên đó sẽ rất nguy hiểm và khó hóa giải.

Thiết kế phong thủy trước khi xây dựng là để việc phân phòng, phân cổng, cửa, hướng nhà, hướng bếp, hướng ban thờ, phòng ngủ, đường nước vào và ra đúng với nguyên lý và kỹ thuật phong thủy, nhằm đảm bảo ngôi nhà xây xong thì mọi người sống trên đó được khỏe mạnh, tinh thần luôn ở trạng thái tốt.


Thiết kế phong thủy trước cũng là việc lựa chọn được các số đo đẹp cho cửa cổng, cửa chính, cửa phụ, cửa sổ, ban thờ sao cho lấy được các số đẹp mang lại may mắn. Ngoài ra, bạn sẽ không phải phá gian nhà này để làm phòng bếp hay thay đổi thiết kế lại ngôi nhà trong quá trình sử dụng. Việc chuẩn bị trước còn tạo cho bạn tư tưởng yên tâm và thỏa mãi để công việc cũng như cuộc sống được tươi mới hơn.
Một số trường phái trong thiết kế phong thủy trước khi xây nhà

Phong thủy địa khí: đo khí đất, đo năng lượng của đất, từ đó sẽ biết mảnh đất đó là mảnh đất phát về kinh doanh, về quan trường, hay là mảnh đất bình thường, đất gây bệnh... Từ đó, bạn có phương pháp hóa giải nếu không may gặp đất xấu.

Phong thủy bát trạch: dựa trên cung mệnh của mệnh chủ và hướng đất để tính toán xem hướng nhà có hợp không, không hợp thì hóa giải như thế nào, tính toán các hướng: giường ngủ, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng bàn học, bàn làm việc, hướng cửa, hướng cổng sao cho được các khí tốt.

Phong thủy loan đầu: khảo sát, phân tích các con đường, ngôi nhà, dòng sông, ao hồ, ngọn núi, cao ốc chung quanh mảnh đất để xem tác hại hay tác dụng tốt đến ngôi nhà, từ đó đưa ra phương pháp hóa giải.

Huyền không phi tinh: dựa vào năm xây dựng và nhập trạch, dựa vào số độ la bàn của sơn - hướng ngôi nhà để xác định các thế trận sao (khí của các vì sao trong chòm sao bắc đẩu) ảnh hưởng như thế nào, từ đó các phương án mở cửa chính, cửa phụ, làm non bộ, làm tiểu cảnh nước, làm cửa cổng.

An thần sát: đây là trường phái tính toán phải đạt đến độ tuyệt đối và khi đó sắp xếp phân phòng, mở cửa cổng, cửa chính để đạt được sự ứng nghiệm. Đây có thể coi là nghệ thuật và cũng là đỉnh cao trong phong thủy.

Các trường phái trên không thể tách rời trong thiết kế phong thủy cũng như xem phong thủy cho cơ quan, doanh nghiệp, ngôi nhà. Chúng phải được kết hợp một cách hài hòa và có chung các yếu tố tốt.

Cải thiện phong thủy nhà ở như thế nào?

Đối với mỗi gia đình, việc chỉnh trang nhà cửa không chỉ có tác dụng vệ sinh, trang hoàng cho nơi cư ngụ. Đây còn là một truyền thống lâu đời mang tính phong thủy, giúp cải thiện đáng kể trường khí của mỗi ngôi nhà sau một thời gian dài tích tụ các yếu tố gây hại.

Nhận định và chỉnh trang đúng sẽ vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, lại vừa nâng cao đáng kể chất lượng không gian sống. Cần tìm hiểu, xác định các điểm nào là mấu chốt trong nhà để xử lý trước – sau có thứ tự, tránh làm tràn lan sẽ gây bừa bộn và trở thành… đại tu rất mệt mỏi.
Theo nguyên tắc phong thủy về tu sơn (chỉnh trang nhà đang ở) thì Môn – Táo – Chủ là thứ tự ưu tiên.Môn là toàn bộ hệ thống cửa và các lối ra vào nhà. Có ngôi nhà tuy mới xây nhưng phải vào ở cả năm gia chủ mới xác định rõ được cửa nào cần mở, cửa nào nên đóng (do phương hướng, khí hậu, tác động ngoại cảnh…).


Cửa nào dùng rèm loại gì cho phù hợp, màu và chất liệu cửa tương đồng ngũ hành với đồ nội thất không? Chỉ cần giặt sạch hoặc thay đổi rèm (vốn tích tụ nhiều bụi bẩn) là không gian đã đổi khác. Đặt thêm chậu cảnh, treo hoa trang trí trên khung, bệ cửa sổ cũng là một cách hữu hiệu thu hút tầm mắt và tạo sinh khí mới cho nội thất.

Khu vực Táo (bếp núc) vốn bị “ô nhiễm” nhiều nhất (dầu mỡ, nước, khói, đồ lặt vặt, rác thải…). Chỉnh trang khu Táo ngoài việc dọn vệ sinh, cần kiểm tra lại hệ thống kỹ thuật (hút khói, hơi đốt, sàn nước và chậu rửa) để phát hiện kịp thời các rò rỉ và sự cố, cũng như lặp lại trật tự cho không gian sử dụng trong bếp mà quá trình sử dụng đã biến chuyển.

Ví dụ như không chất nhiều vật dụng lên trên tủ bếp, nhất là khu vực lò nấu. Không đặt máy móc gần lửa (hỏa khắc kim). Ánh sáng và thông thoáng trong bếp cũng cần điều chỉnh.

Ví dụ chỉ cần dùng một đèn trần giữa bếp thì sẽ gây tối sấp bóng cho người nấu mà nên thêm nhiều đèn phân bổ theo mặt làm việc để bàn bếp luôn đủ ánh sáng. Một gian bếp sáng sủa, sạch sẽ, hợp lý, ấm cúng luôn đem lại sinh khí cho toàn nhà.

Những khu vực dành cho Chủ nhân tùy theo thứ tự lớn bé trong gia đình. Trước hết là bàn thờ và các không gian đoàn tụ – sinh hoạt gia đình, kế đến là nơi tiếp khách và phòng ăn, rồi đến các phòng ngủ.

Nhiều gia đình hay sắm vật dụng mới vào, nhưng thực ra trước khi sắm đồ mới cần kiểm tra, sắp xếp, bảo trì vật dụng cũ vốn có.

Sau một năm sử dụng, gia chủ đã biết rõ vật nào hữu ích để định vị lại hợp lý hơn. Đôi khi chỉ một tấm thảm đặt đúng chỗ, chiếc võng đồng điệu với không gian… cũng đủ đem đến sinh khí mới cho nội thất.

Và một nguyên tắc không quên trong phong thủy là nếu có thêm đồ vật nào vào thì phải biết bớt ra một số thứ nào đó để tạo cân bằng, tránh để vật dụng chồng chất làm chật chội thêm không gian cư trú.

Một số kiêng kỵ khi xây nhà ở

Khi xây nhà rất kỵ ở chỗ giao nhau giữa hai quả núi nơi có dòng suối chảy qua bởi vì chỗ này tiềm ẩn nguy cơ núi lở (Mặc dù chỗ này đất đai khá bằng phẳng). Về mặt địa lí, hai quả núi sẽ quây thành hình cánh quạt, do nước ở suối chảy xiết trong nhiều năm sẽ từ từ cuốn đi phần đất cát phía dưới, đặc biệt là phần đất sét phù sa ở những con sông, thực tế rất nguy hiểm. Xem dịch vụ Khoan khảo sát địa chất công trình

Kỵ xây nhà ở đầu núi

Khi xây nhà rất kỵ ở chỗ giao nhau giữa hai quả núi nơi có dòng suối chảy qua bởi vì chỗ này tiềm ẩn nguy cơ núi lở (Mặc dù chỗ này đất đai khá bằng phẳng). Về mặt địa lí, hai quả núi sẽ quây thành hình cánh quạt, do nước ở suối chảy xiết trong nhiều năm sẽ từ từ cuốn đi phần đất cát phía dưới, đặc biệt là phần đất sét phù sa ở những con sông, thực tế rất nguy hiểm.

Bạn không nên vì thấy phong cảnh đẹp, giao thong thuận lợi mà chọn mua những ngôi nhà trên mảnh đất hình quạt này. Có nhiều chỗ dù cho phong cảnh đẹp đẽ xong nó tiềm ẩn trong đó nguy hiểm do núi lở hay nước cuốn.


Kỵ gió thổi quá to

Khi bạn đi mua nhà cần đi một vòng xem xét xung quanh để kiểm tra xem môi trường xung quanh có tồn tại điều gì bất cập không. Đầu tiên nên chú ý đến gió. Nếu thấy khu vực gần nhà mình có gió to, mạnh thì không nên mua.

Trong phong thủy học, người ta chú trọng nhất đến những khu vực được coi là “tàng phong tụ khí”, song nếu thế gió nhẹ mà lại nóng thì đó cũng là nơi không nên mua vì không khí sẽ không lưu thong được nhiều. Môi trường lí tưởng nhất để ở đó là nơi có gió thổi nhẹ, không khí trong lành, mát dịu và sảng khoái.

Kỵ tường trắng ngói xanh

Kiến trúc của ngôi nhà tuyệt đối kỵ dùng tường trắng ngói xanh vì những màu này đa số dung trong những linh đường, nhà mồ mả, nhà tưởng niệm…không thích hợp dùng để trang trí những ngôi nhà để ở.

Kỵ làm nhà ở gần chợ

Chợ ở những thành phố lớn vốn dĩ không thích hợp để làm nhà bởi đây là nơi giao thông đi lại hỗn loạn, lúc nào cũng có mùi xú uế của rác thải và ô nhiễm âm thanh do tiếng ồn ào. Nếu sống lâu ở những nơi như vậy, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt đối với biệt thự thì càng phải tránh những chỗ chợ búa như vậy.

Kỵ hình dáng nhà quá đặc biệt

Cùng với sự phát triển của ngành kinh doanh địa ốc ở nước ta, nhu cầu về nhà ở cũng tăng không ngừng. Tâm lí con người thường thích mình có một cá tính riêng biệt không giống với ai, thế nên kiến trúc sư thường nghiên cứu và thiết kế ra những ngôi nhà đặc biệt mang dấu ấn của chủ nhà.

Dĩ nhiên có những ngôi nhà rất đẹp song cũng không ít ngôi nhà có hình dáng quái dị. Những ngôi nhà này không phù hợp với nguyên tắc của phong thủy, nếu sống trong đó lâu ngày sẽ khiến cho gia chủ cảm thấy không thoải mái hoặc sẽ đem lại vận xấu.

Kỵ tầng một của nhà quá cao

Khi chọn nhà cần quan sát môi trường xung quanh một cách cẩn thận. Nếu ngôi nhà của bạn quá cao, và bốn bên lại không có một chỗ dựa nào thì sẽ không tốt cho phong thủy. Sống lâu trong những ngôi nhà như thế này sẽ khiến bạn có tâm lí cô đơn. Nếu tầng một của nhà bạn quá cao trong khi các tầng khác lại thấp sẽ tạo thành kết cấu không hợp lí.

Kỵ cửa chính quá thấp

Nhà nhỏ mà cửa lớn đương nhiên là bất lợi, song nếu ngày nào cũng đi qua đi lại một cái cửa quá thấp thì cũng không thuận tiện. Độ cao của cửa nhà cũng có độ tiêu chuẩn giống như chiều cao của người trưởng thành. Nếu thấp dưới mức tiêu chuẩn, bạn sẽ phải cúi người để ra vào, không cần nói bạn cũng thấy sự bất lợi ra sao.

Kỵ mái nhà tròn và trong suốt

Trong quan niệm của người xưa thì trời tròng, đất vuông; hình tròn là động, hình vuông là tĩnh. Nhà ở nên tĩnh chứ không nên động. Chính vì thế những ngôi nhà hình tròn chỉ thích hợp để làm văn phòng công ty chứ không thích hợp dùng để ở. Ngoài ra, kiến trúc của những ngôi nhà dùng toàn bằng kính chỉ thích hợp với không gian văn phòng không có sự riêng tư, chứ không thích hợp đối với nhà ở.

Kỵ đất dốc, khí thoát ra ngoài

Ngôi nhà xây trên đất bị dốc tất nhiên là bất lợi, khí sẽ thoát ra ngoài giống như nước chảy vào chỗ thấp hơn. Nếu muốn kiểm tra xem đất có bị dốc hay không có thể quan sát vào hôm trời mưa, xem nước mưa chảy đi đâu hoặc tập trung ở đâu.

Nhà kỵ bị phản ánh sáng

Trong kiến trúc hiện đại, những bức tường bằng kính ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Mặc dù những ngôi nhà này rất đẹp song nó lại tạo ra một sự “ô nhiễm ánh sáng” mới. Nếu bạn dùng kính phản quang để trang trí nhà thì ảnh hưởng của nó lại càng thêm nghiêm trọng, đồ vật hai bên trong nhà sẽ bị nứt. Một thời gian dài phải chịu sự phản quang này sẽ khiến tâm lí người sống trong nhà trở nên khô khan.

Mái nhà kỵ có tháp nhọn

Không nên sống trong những ngôi nhà mà đối diện là mái nhà được thiết kế với những tháp nhọn lớn. Trong một số trường hợp bắt buộc phải dung để bắt song hoặc vì lí do mĩ quan phải xây tháp nhọn thì tốt nhất ta nên sống cách đó khoảng 200m. Nếu tháp đó vừa cao vừa gần nhà mình thì tốt nhất hãy che rèm ở các cửa để tránh bị ảnh hưởng.

Kỵ thiếu ánh sáng

Khi chọn nhà, không những phải chọn những chỗ không khí trong sạch thoáng mát mà còn phải đủ ánh sáng. Ngôi nhà không đủ ánh sáng sẽ khiến âm khí nặng nề, làm cho người sống trong đó một tâm lí bị đè nặng.

Kỵ thiết kế hành lang ở biệt thự

Thiết kế biệt thự thông thường phải mang những đặc sắc riêng, thế nên người ta hay dùng hành lang, tường vây, hòn non bộ…để trang trí. Tuy nhiên trong phong thủy học, trừ những nơi như công viên hay trang viên rộng lớn ra thông thường nên tránh thiết kế hành lang dài và uốn quanh nhà vì hành lang này sẽ làm đứt khí trong nhà. Chính vì thế không nên làm hành lang trong biệt thự.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Phong thủy trong xây dựng nhà ở được áp dụng như thế nào?

Phong Thuỷ là gì ? Trước hết ta hãy xem giải thích: "Từ Hải" viết: "Phong Thuỷ, còn gọi là Kham D. Một loại mê tín ở nước Trung Quốc cổ. Cho rằng hình thể, hướng gió, dòng chảy xung quanh nhà ở hoặc mồ mả, có thể đem đơn hoạ, phúc cho người ở hoặc cho người chôn. Công chỉ cách xem nhà ở, phần mộ"


"Từ Nguyên" viết: "Phong Thuỷ, chỉ địa thế, phương hướng đất nhà ở hoặc đất phần mộ. Thời xa, mê tín căn cứ vào đó để xem lành giữ, tốt xấu và nhân sự"

Mới đây, Trường Ðại học Ðông Nam Trung Quốc xuất bản quyển "Nguồn gốc Phong Thuỷ", giáo sư Phan Cốc Tây trong lời tựa viết: "Nội dung chính của Phong Thuỷ là một loại học vấn mà người ta dùng để sử lý và chọn lựa hoàn cảnh ăn ở, cung thất, chùa chiền, lăng mộ, thôn xóm, thành thử; lăng mộ thì gọi là âm trạch. Phong Thuỷ và hoàn cảnh ăn ở, ảnh hưởng chủ yếu trên ba mặt: Một, sự lựa chọn địa điểm, tức tìm một địa hình thỏa mãn cả hai mặt tâm lý và sinh lý; Hai, xử lý về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồm lợi dụng và cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên, hướng nhà, vị trí, cao thấp to nhỏ, cửa ra vào, đường đi, nguồn cấp nước, thoát nước..v.v.., Ba, trên cơ sở nói trên, thêm vào một dấu hiệu, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý tránh cái dữ, lấy cái lành cho con người".


Học viện Dân tộc Trung Nguyên xuất bản cuốn "Tìm hiểu sự lành giữ trong Phong Thuỷ nhà ở", tác giả trong "Lời nói đầu" viết: "Trong vốn kiến thức lâu đời của Trung quốc, có một môn học gọi là Kham D, thông thường gọi là Phong Thuỷ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của tác giả, thì cái gọi là Phong thuỷ, nói theo ngôn ngữ hiện đại là "khoa học và mối quan hệ gữa từ trường trái đất và con người".Về nội dung, môn Phong thuỷ gồm hai phần, phần một là xem xét hình thái của núi, phần hai là xem xét phương và lý khí.

Chiêm Ngân hâm trong "Tri thức Văn Sử" số tháng 3 năm 1988 viết: "Cái gọi là Phong thuỷ, là tên thường gọi của thuật xem đất. Theo tập tục truyền thống của Trung Quốc, mỗi khi xây cất điều phải xem địa hình có được Phong Thuỷ hay không, sau đó mới chọn địa điểm thích hợp, tránh đất dữ".

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Trong khuôn viên biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội không được xây mới

Đây là một nội dung trong Quy chế Quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ Hà Nội, căn cứ theo Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND TP. Hà Nội và các quyết định bổ sung, sửa đổi của cấp có thẩm quyền nếu có.

Việc quản lý, sử dụng khuôn viên biệt thự cũng được quy định rõ trong Quy chế
Theo đó, trong khu vực phố cũ Hà Nội có tổng cộng 1.253 biệt thự nằm trong danh mục biệt thự Pháp có giá trị. Cụ thể, xếp nhóm 1 (giá trị đặc biệt) có 225 biệt thự; xếp nhóm 2 (giá trị đáng chú ý) có 382 biệt thự; xếp nhóm 3 (giá trị trung bình) có 646 biệt thự.
Việc quản lý, sử dụng khuôn viên biệt thự cũng được quy định rõ trong Quy chế.

Xem chi tiết thêm tại Khoan địa chất



Cụ thể, không được phép xây dựng mới trong phạm vi các không gian mở, sân hay khoảng trống phía sau biệt thự, trừ trường hợp việc bổ sung làm phát huy tích cực giá trị nghệ thuật, kiến trúc tổng thể và có ý kiến đồng thuận của cộng đồng dân cư xung quanh.
Chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc toàn thửa đất phải tuân thủ quy định về khoảng lùi, mật độ, kiến trúc công trình quy định tại Quy chế.
Riêng với các biệt thự thuộc nhóm 1 và nhóm 2, phải được quy hoạch cảnh quan xung quanh biệt thự. Đối với các công trình có chức năng công cộng, khuyến khích việc dỡ bỏ hàng rào để người dân được trực tiếp tiếp cận, tạo không gian mở cho khu vực.
Quy chế cũng quy định cụ thể về trách nhiệm của những người liên quan. Theo đó, các cơ quan, tổ chức chủ quản lý hoặc đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng công trình có giá trị đặc biệt, giá trị đáng chú ý thuộc sở hữu Nhà nước hoặc nhiều sở hữu có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý và lưu trữ theo quy định.
Việc khai thác, sử dụng, cải tạo, sửa chữa làm ảnh hưởng hoặc thay đổi về kiến trúc, chức năng sử dụng, kết cấu chịu lực của công trình, thêm hoặc bớt các bộ phận, thay đổi hình thức và chất liệu mái nhà, màu sắc công trình, vật liệu ốp, chi tiết hoặc các bộ phận thuộc mặt ngoài công trình đều phải xin phép và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận mới được thực hiện.

Đây là một nội dung trong Quy chế Quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ Hà Nội, căn cứ theo Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND TP. Hà Nội và các quyết định bổ sung, sửa đổi của cấp có thẩm quyền nếu có.

Việc quản lý, sử dụng khuôn viên biệt thự cũng được quy định rõ trong Quy chế
Theo đó, trong khu vực phố cũ Hà Nội có tổng cộng 1.253 biệt thự nằm trong danh mục biệt thự Pháp có giá trị. Cụ thể, xếp nhóm 1 (giá trị đặc biệt) có 225 biệt thự; xếp nhóm 2 (giá trị đáng chú ý) có 382 biệt thự; xếp nhóm 3 (giá trị trung bình) có 646 biệt thự.
Việc quản lý, sử dụng khuôn viên biệt thự cũng được quy định rõ trong Quy chế.
Cụ thể, không được phép xây dựng mới trong phạm vi các không gian mở, sân hay khoảng trống phía sau biệt thự, trừ trường hợp việc bổ sung làm phát huy tích cực giá trị nghệ thuật, kiến trúc tổng thể và có ý kiến đồng thuận của cộng đồng dân cư xung quanh.
Chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc toàn thửa đất phải tuân thủ quy định về khoảng lùi, mật độ, kiến trúc công trình quy định tại Quy chế.
Riêng với các biệt thự thuộc nhóm 1 và nhóm 2, phải được quy hoạch cảnh quan xung quanh biệt thự. Đối với các công trình có chức năng công cộng, khuyến khích việc dỡ bỏ hàng rào để người dân được trực tiếp tiếp cận, tạo không gian mở cho khu vực.
Quy chế cũng quy định cụ thể về trách nhiệm của những người liên quan. Theo đó, các cơ quan, tổ chức chủ quản lý hoặc đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng công trình có giá trị đặc biệt, giá trị đáng chú ý thuộc sở hữu Nhà nước hoặc nhiều sở hữu có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý và lưu trữ theo quy định.
Việc khai thác, sử dụng, cải tạo, sửa chữa làm ảnh hưởng hoặc thay đổi về kiến trúc, chức năng sử dụng, kết cấu chịu lực của công trình, thêm hoặc bớt các bộ phận, thay đổi hình thức và chất liệu mái nhà, màu sắc công trình, vật liệu ốp, chi tiết hoặc các bộ phận thuộc mặt ngoài công trình đều phải xin phép và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận mới được thực hiện.

Xem thí nghiệm nén tĩnh cọc

10 sự kiện ngành Quy hoạch Xây dựng, Kiến trúc Việt Nam năm 2015

Năm 2015 sắp kết thúc, như thường lệ, ban biên tập Ashui.com chọn điểm lại 10 sự kiện nối bật đã đề cập trong lĩnh vực Xây dựng-Quy hoạch-Kiến trúc Việt Nam trong năm nay, mời bạn đọc cùng xem và bình luận. (Các sự kiện được liệt kê theo trình tự thời gian)

1- Triển lãm cố định “Kẻ Chợ > Phố cổ – Hơn 1000 năm lịch sử của khu Phố cổ Hà Nội”

Ngày 17/4, triển lãm cố định “Kẻ Chợ > Phố cổ – Hơn 1000 năm lịch sử của khu Phố cổ Hà Nội” đã khai mạc tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Triển lãm nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Toulouse (Cộng hòa Pháp) về công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy các giá trị phi vật thể Khu Phố cổ Hà Nội, hướng đến những người dân đang sinh sống trong Khu Phố cổ Hà Nội nhằm giúp họ nhận ra được những vẻ đẹp và giá trị tiềm ẩn của khu phố quyến rũ. Và đơn giản là giúp họ hiểu sâu sắc hơn về khu phố nơi họ đang sinh sống.
Ngoài ra, qua triển lãm, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội cũng muốn gợi mở giúp người xem hiểu rõ hơn về lịch sử và quá trình phát triển của khu phố cổ. Từ đó, cộng đồng có thể đưa ra những nhận định khách quan về các dự án đang trùng tu tại khu Phố cổ Hà Nội.


Dịch vụ khoan khảo sát địa chất

2- Hội thảo “Vườn hoa sân chơi trong các khu dân cư ở Hà Nội”

Ngày 6/5/2015, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA) phối hợp với Tổ chức HealthBridge và Quỹ Châu Á tại Việt Nam (Asia Foundation) tổ chức Hội thảo “Vườn hoa sân chơi trong các khu dân cư ở Hà Nội”.
Tại Hà Nội, trong khi các không gian công cộng như công viên, quảng trường và vườn hoa cấp thành phố được quan tâm nhiều hơn thì các vườn hoa sân chơi trong các khu dân cư lại ít được chú ý đến. Nhiều vườn hoa, sân chơi trong các khu dân cư đang bị thu hẹp lại, xuống cấp, sử dụng sai mục đích hoặc bị lấn chiếm bởi các hoạt động thương mại hóa hay các dự án đầu tư xây dựng mới. Điều này đặc biệt tác động đến các nhóm dễ bị tổn thương như người nghèo, phụ nữ, trẻ em và người già, những người cần các không gian công cộng nhất để vui chơi, thư giãn, và giao tiếp xã hội.
Hội thảo là dịp để các chuyên gia chia sẻ những kinh nghiệm và tham vấn các nội dung về quy hoạch, quản lý và sử dụng không gian công cộng trong các khu dân cư nói chung và vườn hoa sân chơi nói riêng.

3- Trao giải BCI Asia Top 10 năm 2015 cho 10 công ty Kiến trúc và Chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam

BCI Asia Việt Nam bầu chọn 10 công ty kiến trúc và chủ đầu tư năng động nhất để nhận giải thưởng BCI Asia Top 10 tại buổi lễ BCI Asia Awards được tổ chức hàng năm tại khách sạn InterContinental Asiana Saigon vào ngày 22/05/2015.
Danh mục dự án của các công ty kiến trúc ưu tú trị giá khoảng 3,45 tỷ Đô la Mỹ, và danh mục đầu tư của các chủ đầu tư hàng đầu trị giá gần 1 tỷ Đô la Mỹ dự kiến sẽ khởi công tại Việt Nam trong năm nay.
Giải 10 công ty Kiến trúc hàng đầu BCI Asia năm 2015 được trao cho: Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Anh Linh – Alinco, Công Ty TNHH Archetype Việt Nam, Công ty Kiến trúc Nhiệt Tâm – Ardor Architects, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam – CDC, Công ty Tư vấn và Thiết kế Kiến trúc Việt Nam – DAC, Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế DP, Công ty Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự, Công ty TNHH Kiến trúc NQH, Công ty cổ phần Tư vấn Thiết Kế Xây dựng Sagen, Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam – VNCC.
Giải 10 chủ đầu tư hàng đầu BCI Asia năm 2015 thuộc về: BIM Group, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh, Công ty Cổ phần Him Lam, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh, Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa Ốc No Va, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty Cổ phần Đầu tư Thảo Điền, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest, Tập đoàn Vingroup.


4- Đà Nẵng lấy ý kiến về Quy hoạch tổng thể khu vực ven sông Hàn

Thiết kế Quy hoạch tổng thể khu vực ven sông Hàn của Công ty JINA Hàn Quốc.
Nhằm tạo cảnh quan tăng sức hút cho hai bên bờ sông Hàn, UBND thành phố Đà Nẵng đã mời Công ty Tư vấn thiết kế JINA (Hàn Quốc) thiết kế quy hoạch tổng thể khu vực ven sông Hàn từ cầu Thuận Phước đến cầu Trần Thị Lý. Sau buổi báo cáo đề án Công ty JINA, Sở Xây dựng Đà Nẵng chính thức lấy ý kiến góp ý của nhân dân, các chuyên gia về đồ án quy hoạch tổng thể hai bên Sông Hàn.
Với những ý kiến đóng góp và phản biện của mọi tầng lớp nhân dân sẽ giúp cho chính quyền có những quyết định đúng và phù hợp với sự phát triển của thành phố. Và đây cũng là một bước mới trong công tác quy hoạch đô thị tại Đà Nẵng lấy ý kiến cộng đồng, quy hoạch phục vụ cho nhân dân.


5- Cần Thơ dừng phá bỏ ngôi trường trăm tuổi Châu Văn Liêm

Ngôi trường Châu Văn Liêm tại Cần Thơ là công trình kiến trúc cổ có giá trị về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, đã hình thành và tồn tại từ gần 100 năm. Ngôi trường Châu Văn Liêm có kiến trúc tương tự như các trường Lê Quý Đôn ở TP.HCM, Quốc Học ở Huế và nhiều kiến trúc kiểu Pháp khác trên cả nước. Chỉ 2 năm nữa là ngôi trường Châu Văn Liêm sẽ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập.
Theo kế hoạch, sau khi đập bỏ ngôi trường Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ sẽ đầu tư gần 100 tỷ đồng để xây lại hoàn toàn mới. Dư luận và giới chuyên môn đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về kế hoạch này, buộc UBND TP Cần Thơ phải dừng lại, xem xét kế hoạch trùng tu, khai thác giá trị ngôi trường cổ quý giá này.


6- Triển lãm “Đình làng Việt: Những điều còn-mất”

(ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô)
Triển lãm “Đình làng Việt: Những điều còn-mất” đã diễn ra từ ngày 8-22/8/2015 tại Heritage Space (tòa nhà Dolphin Plaza, 28 Trần Bình, Hà Nội).
Khoảng 100 bức ảnh chụp các ngôi đình làng Việt ở nhiều địa phương trong cả nước được giới thiệu tới công chúng tập trung vào hai vấn đề chính: “Tinh hoa đình làng Việt” và “Biến đổi của đình làng Việt.”
Cụ thể, nhóm ảnh “Tinh hoa đình làng Việt” hướng đến việc tôn vinh những đặc trưng kiến trúc, điêu khắc của đình làng Việt cũng như vẻ đẹp của nhiều ngôi đình nổi tiếng như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến (Hà Nội), đình Đồng Kỵ (Bắc Ninh), đình Hương Canh (Vĩnh Phúc)…
Sự thay đổi, biến dạng những giá trị truyền thống (do trùng tu sai) cũng như sự xuống cấp và nguy cơ biến mất của những ngôi đình cổ sẽ được phản ánh qua loạt ảnh có chủ đề “Biến đổi của đình làng Việt.”
Chương trình do nhóm Đình Làng Việt tổ chức. Đây là một tổ chức cộng đồng bao gồm nhiều chuyên gia văn hóa (nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, Nguyễn Đức Bình…) và những người yêu mến di sản văn hóa, mỹ thuật truyền thống Việt Nam.


7- Hội chợ Triển lãm bất động sản Việt Nam (VNREA Expo) lần thứ nhất – năm 2015

Hội chợ Triển lãm bất động sản Việt Nam năm 2015 với quy mô hơn 100 gian hàng diễn ra từ ngày 31/7 – 02/8/2015 tại Cung triển lãm Quy hoạch Quốc gia, đường Đỗ Đức Dục, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên một hội chợ mang tính chuyên ngành cao, chuyên biệt về lĩnh vực bất động sản được tổ chức. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ phía các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, các tổ chức tài chính tín dụng và đặc biệt là người tiêu dùng.
Tại Hội chợ, thông qua các chương trình kết nối doanh nghiệp, tư vấn cho khách hàng và chủ đầu tư, khách hàng cũng như chủ đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin liên quan tới quy hoạch.


8- Hội thảo quốc tế “Xây dựng Dự án Luật Quy hoạch – Kinh nghiệm quốc tế và sự lựa chọn cho Việt Nam”

Sáng 24/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng với Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) và Liên mình các đô thị (Cities Alliance) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế “Xây dựng Dự án Luật Quy hoạch – Kinh nghiệm quốc tế và sự lựa chọn cho Việt Nam”. Tham dự hội thảo có nhiều chuyên gia quốc tế hàng đầu về lĩnh vực quy hoạch, cùng với đại diện các Ủy ban của Quốc hội, đại diện các Bộ, ban ngành Trung ương và địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức phi chính phủ.
Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội quan trọng, nâng cao mức sống và chất lượng sống của người dân, chuyển đổi từ một nước nghèo, có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên song hành với những thành tựu đó cũng là những thách thức của quá trình đô thị hóa không bền vững, sự suy thoái môi trường, quản lý chưa thực sự hiệu quả các nguồn tài nguyên trong phát triển kinh tế-xã hội, sự chênh lệch giàu nghèo và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu. Những thách thức đó cùng với những bất cập của công tác quy hoạch như chất lượng quy hoạch thấp, quy hoạch còn thiếu gắn kết, chồng chéo, việc quản lý và thực hiện còn lỏng lẻo đã đặt ra một nhu cầu phải có một giải pháp để giải quyết những vấn đề trên.
Trong buổi hội thảo này, các chuyên gia đã chia sẻ về xu hướng quốc tế trong quy hoạch, hướng dẫn quốc tế về quy hoạch vùng lãnh thổ, và những bài học thiết thực từ các quốc gia như Úc, Mỹ, Hàn Quốc để đưa ra những đề xuất cho quy hoạch Việt Nam.


9- Ngày Đô thị Việt Nam 8/11
Hưởng ứng Ngày Đô thị Việt Nam 8/11, trong khuôn khổ các nhiệm vụ thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh quốc gia và Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh quốc gia, Diễn đàn đô thị Việt Nam (Bộ Xây dựng) phối hợp với Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam và BCI Asia tổ chức Tuần lễ Đô thị Tăng trưởng xanh Việt Nam 2015 với sự bảo trợ của Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong hai ngày 4-5/11 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội).
Mục đích của Chương trình nhằm giới thiệu và quảng bá các nội dung có liên quan đến xây dựng và phát triển đô thị tăng trưởng xanh tại Việt Nam, kết nối thúc đẩy các quan hệ hợp tác giữa các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
Cùng đó, ngày 6/11, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM”. Hội thảo có sự tham dự của những chuyên gia đầu ngành trên toàn quốc về quy hoạch, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật đô thị nói về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển, đồng thời trao đổi những bài học kinh nghiệm quý báu trong nước và quốc tế có giá trị để có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của TPHCM. Trên cơ sở đó, cùng nhau kiến nghị những giải pháp, đề xuất, những chương trình hành động, những công trình trọng điểm góp phần thúc đẩy sự phát triển của TP.

Ashui.com đã phát động cuộc bình chọn các danh hiệu “Kiến trúc sư của Năm”, “Công trình của Năm”, “Nhà thầu của Năm” và “Chủ đầu tư của Năm” thuộc hệ thống giải thưởng Ashui Awards 2015. (tiếng Anh: Architect of the Year, Building of the Year, Contractor of the Year, Developer of the Year)

Giai đoạn đề cử từ ngày 09/8-30/11/2015. Một hội đồng giám khảo sẽ được thành lập để chọn ra các đề cử chính thức lọt vào giai đoạn bỏ phiếu bình chọn, từ ngày 10/12-31/12/2015. Kết quả sẽ được công bố vào ngày 31/12 dựa trên bình chọn của cộng đồng qua trang web của giải thưởng http://ashui.com/awards và của hội đồng giám khảo.
Đây là cuộc bình chọn được tổ chức thường niên từ năm 2012 với các thể loại Kiến trúc sư và Công trình. Năm nay Ashui Awards bổ sung thêm hai thể loại Nhà thầu và Chủ đầu tư.
Hệ thống giải thưởng Ashui Awards nhằm tôn vinh các kiến trúc sư có những tác phẩm xuất sắc, là tấm gương lao động-hành nghề của giới kiến trúc sư, khẳng định vai trò của kiến trúc sư trong xã hội, góp phần cải thiện môi trường hành nghề kiến trúc tại Việt Nam; tôn vinh những công trình kiến trúc mới có giá trị, định hướng hoạt động tư vấn kiến trúc, những nhà thầu có uy tín, các chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản có nhiều đóng góp nổi bật cho xã hội.

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Kiến trúc xanh được tôn vinh tại Việt Nam

Trong chương trình hội thảo “Biến đổi khí hậu và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam” do Viện Goethe tổ chức tại Hà Nội gần đây, nhiều học giả với nhiều tham luận đã đi sâu vào việc phát triển đô thị đang đầy bất cập ở Việt Nam.

Tại Việt Nam hiện nay, năng lượng tiêu thụ cho khu vực các tòa nhà, đặc biệt là các công trình nhà ở và công trình công cộng cao tầng ngay từ năm 1994 đã chiếm khoảng 23-24% trên tổng số năng lượng tiêu dùng. Tỷ lệ này tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây khi các đô thị phát triển mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể. Chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM đã có hàng trăm dự án các KĐT mới và rất nhiều công trình nhà ở, căn hộ cao tầng được xây dựng hoàn thiện, trong đó phần lớn đã đi vào sử dụng. Song các chủ đầu tư chưa quan tâm đến những biện pháp để tiết kiệm năng lượng cũng như chưa tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của các biện pháp này. Còn các công trình công cộng như các tòa nhà hành chính, trường học, bệnh viện… được xây dựng trước đây đều dựa trên tiêu chuẩn thiết kế thấp, sử dụng các thiết bị lạc hậu có hiệu suất năng lượng chưa cao. Và do hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội, việc sử dụng năng lượng trong những công trình này kém hiệu suất, gây lãng phí.

Theo kết quả điều tra tổng quan tiềm năng tiết kiệm năng lượng do Bộ KH&CN thực hiện, những bất hợp lý trong các giải pháp thiết kế công trình, đặc biệt là phần vỏ công trình kém hiệu quả cách nhiệt và lắp đặt thiết bị đã làm thất thoát nguồn năng lượng sử dụng trong công trình xây dựng 20 - 30%. Hiện tại, chúng ta chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ vật liệu thân thiện môi trường, chưa khích lệ tiêu dùng, đầu tư công nghệ chưa tương xứng dẫn đến năng suất thấp, chủng loại không phong phú. Kết quả là giá bán cao và người tiêu dùng không chấp nhận.


Chúng ta cũng chưa có một tính toán cụ thể và sâu sắc nào về việc “đắt - rẻ” trong sử dụng loại vật liệu này. Liệu có phải “đắt” nếu sử dụng vật liệu thân thiện môi trường mà giảm tải trọng cho công trình, thời gian thi công được rút ngắn, tốn ít xi-măng , sắt thép…và khi đi vào vận hành sử dụng lại tiết kiệm năng lượng hơn, môi trường sống tốt hơn, nhờ ngăn chặn được tối đa tình trạng bức xạ nhiệt, hiệu ứng lồng kính…? Đó chưa kể đến những yếu tố có lợi cho cả xã hội, nền kinh tế và môi trường sống, sức khỏe cho cả cộng đồng.

Trên thị trường VLXD tại các đô thị Việt Nam hiện thiếu hụt các loại vật liệu thân thiện với môi trường, trong công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, và phát triển đô thị hoàn toàn chưa quan tâm tới vấn đề hiệu suất năng lượng của công trình xây dựng cao tầng và thương mại, chưa có những hướng dẫn và quy định cụ thể trong thẩm định cấp GPXD vì cho đến nay Việt Nam chưa có luật và văn bản dưới luật để bảo tồn và tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó, trên thế giới mặc nhiên coi việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để xây dựng “kiến trúc xanh” là một điều bắt buộc. Các chế tài xử lý ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng trên thế giới cũng rất chặt chẽ. Trong khi đó, nhìn tổng thể, chúng ta vẫn chưa có một chế tài cụ thể nào cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình “kiến trúc xanh”, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ.

Trong danh mục TCVN hiện nay, xem xét riêng các tiêu chuẩn về VLXD, chúng ta hiện có 31 tiêu chuẩn về xi măng và phụ gia xi măng, 24 tiêu chuẩn về cát sỏi, 42 tiêu chuẩn về gạch ngói, 57 tiêu chuẩn về bêtông vữa, 23 tiêu chuẩn về gỗ và gỗ xẻ, 8 tiêu chuẩn về bột màu và vecni, 4 tiêu chuẩn về gốm sứ vệ sinh, 26 tiêu chuẩn về kim loại. Đồng thời có 25 tiêu chuẩn về thủy tinh và kính trong xây dựng, 4 tiêu chuẩn về vật liệu lợp, 17 tiêu chuẩn về vật liệu chịu lửa. Các tiêu chuẩn về VLXD đã bao trùm lên hầu hết các chủng loại VLXD. Tuy nhiên, để quy hoạch và hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn về VLXD theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường hiện vẫn chưa được nghiên cứu và đặt ra đúng với vai trò của nó trong xây dựng. Trong khi đó kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, nếu quản lý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình theo hướng sử dụng năng lượng có hiệu quả sẽ tiết kiệm được 20 - 30% năng lượng tiêu thụ trong khu vực này.

Hiện nay chỉ mới có rất ít các tiêu chuẩn về vật liệu này đạt được các yêu cầu tiết kiệm năng lượng. Vì vậy rất cần có các cơ quan hoặc tổ chức tập trung nghiên cứu, mặc dù biết rằng kinh phí đầu tư cho công tác biên soạn một tiêu chuẩn này hoặc chi phí đầu tư xây dựng sẽ tăng cao. Khó khăn thường gặp là chúng ta thiếu thể chế để quản lý và động viên các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng như xử phạt các công trình thiết kế không đảm bảo yêu cầu tiết kiệm. Mặc dù Chính phủ đã có chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các dự án về sử dụng năng lượng có hiệu quả trong các lĩnh vực, nhưng người sử dụng vẫn loanh quanh khắc phục nắng nóng, tiếng ồn bằng những phương pháp thủ công song hết sức tốn kém như dùng quạt phun sương, điều hòa nhiệt độ, lợp mái 2 - 3 lớp mà lại thiếu những thông tin về các vật liệu tiết kiệm năng lượng có khả năng khắc phục được những nhược điểm này. Các nhà đầu tư, nhà sản xuất, cũng như người sử dụng đều chịu thiệt thòi trước mắt và lâu dài.

Số lượng các tài liệu về “kiến trúc xanh” lưu hành tại Việt Nam chưa nhiều và chưa được phổ cập rộng rãi. Đa phần các tài liệu có xuất xứ từ Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi chủ yếu chống lạnh, trong khi tại Việt Nam, vấn đề chống nóng và thoát ẩm phải đặt lên hàng đầu (Thực tế, đây là hai nhiệm vụ khá mâu thuẫn gây khó khăn cho người thiết kế tại Việt Nam). “Kiến trúc xanh” không có một quy tắc chung nhưng vấn đề bối cảnh địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó xem xét giải pháp nào là phù hợp, ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như thế nào… và kết quả cuối cùng là một “kiến trúc xanh” của chính chúng ta sẽ ra đời.

Trong thời gian qua đã có rất nhiều hoạt động của chính quyền, các nhà quản lý, các tư vấn, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình nhằm tiết kiệm năng lượng cho công trình và gìn giữ môi trường. Tuy nhiên hầu như các hoạt động của Việt Nam còn chưa đồng bộ, dù đã có nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc tiệm cận đến “kiến trúc xanh” theo các hướng tiếp cận khác nhau, nhưng trên thực tế, do sự nhận thức chưa đầy đủ về “kiến trúc xanh” đã dẫn đến những cách làm còn chưa triệt để, thiếu tính bền vững. Về mặt thiết kế kiến trúc, chưa phát huy được các lợi thế của điều kiện tự nhiên, các kinh nghiệm truyền thống của ông cha trong việc tạo dựng môi trường ở xứ nhiệt đới. Về mặt quản lý và sử dụng công trình chưa chú trọng toàn diện vấn đề tiết kiệm năng lượng, việc quản lý chất thải, khí thải chưa được thực hiện triệt để. Tóm lại, trước khi ứng dụng rộng rãi mô hình “kiến trúc xanh” trong tiết kiệm năng lượng, chúng ta cần có những khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết… để ứng dụng hiệu quả nhất và đặc biệt cần thiết phải đưa vào một mô hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam.

Xem thêm dịch vụ khoan địa chất

Ngắm công trình chung cư độc đáo đạt giải kiến trúc đẹp nhất

Một trong những giải thưởng có uy tín nhất về kiến trúc đã được trao cho một tổ hợp nhà ở có kiến trúc độc đáo tại Singapore. Các giám khảo tại cuộc thi Festival Kiến trúc thế giới có 3 ngày làm việc vô cùng vất vả từ 4-6/11/2015 để chọn ra được công trình có kiến trúc đẹp nhất năm. Khu chung cư có tên Interlace tại Singapore đã vinh dự nhận giải thưởng danh giá này.

Công trình do KTS Ole Scheeren thiết kế rộng 8ha với 31 khối nhà chung cư xếp chồng lên nhau theo hình lục giác với khác khối 6 tầng nhằm đảm bảo có được góc nhìn đẹp ở mọi hướng.


Giữa các khối nhà là 8 giếng trời lớn cho ánh sáng và không khí lưu thông. Đó cũng là khu vực bố trí sân chơi, bể bơi, trồng cây xanh.


"Các tòa nhà đang được xây dựng theo dạng các khối thẳng đứng độc lập, thiếu sự liên kết. Tôi nghĩ dự án này sẽ tạo ra một bước đột phá mới trên quy mô lớn", KTS Scheeren chia sẻ.


Mặt bằng xây dựng là 170.000 m2, với kết cấu đặc biệt của khu nhà, diện tích phủ xanh lên tới 112%. Không gian được phủ xanh một cách đáng kinh ngạc




Xem thêm dịch vụ khoan địa chấtkhảo sát địa hình